Giữa bối cảnh hệ sinh thái luôn biến động và khao khát nội tại của con người, thực hành của sáu họa sĩ Việt Nam đưa ta vào một không gian, nơi ranh giới giữa con người và thiên nhiên được xóa nhòa. “Tương tức”, ám chỉ sự cùng nhau hiện diện – vạn vật ở trong nhau, là cuộc triển lãm gợi mở những tư duy mở và sâu lắng về hành trình khám phá sợi dây liên kết giữa tâm cảnh, phong cảnh với con người. Trên tinh thần diễn giải các mối quan hệ tương hỗ đó, “Tương tức” trưng bày tác phẩm của các họa sĩ Ca Lê Thắng (sn. 1949), Nguyễn Tấn Cương (sn. 1953), Đoàn Xuân Tặng (sn. 1977), Nguyễn Thế Hùng (sn. 1981), Đoàn Văn Tới (sn. 1989), Mifa (sn. 1990). Đồng thời, đây cũng là sự kiện trưng bày ra mắt không gian mới của Indochine House tại địa chỉ 10 Lê Công Kiều, Quận 1, Hồ Chí Minh.

Thông tin từ ban tổ chức:

Thông qua những chất liệu đa dạng từ giấy điệp, sơn mài trên toan, sơn dầu, acrylic đến thử nghiệm sắp đặt lụa, thực hành của các nghệ sĩ khởi nguồn cảm hứng từ truyền thống tới các triết thuyết, đan cài cùng sự lặp lại của những hình ảnh tự nhiên mang tính biểu tượng như nước, sương mù, tán lá, ánh sáng, tạo nên cảnh quan hòa hợp giữa con người với thiên nhiên. Mỗi nghệ sĩ, bằng cảm quan riêng đều đồng quan điểm hình dung con người và thiên nhiên như những thực thể liên kết qua lại chặt chẽ. Mặc dù có sự khác biệt về thế hệ cũng như phong cách sáng tác nghệ thuật, họ cùng nhau dẫn lối người xem chiêm nghiệm về mạch kết nối không thể tách rời của mọi đối tượng, khước từ tư duy nhị nguyên “cá nhân - thiên nhiên”, “chủ thể - khách thể”.

Tại triển lãm, ký ức và sự chuyển dịch thời đại là nền tảng của nhiều nghệ sĩ. Cụ thể, Mifa vẽ trên giấy điệp truyền thống để tạo nên hệ thống nhiều lớp lang, kết nối dân gian với tư duy đương đại, biến những trải nghiệm thoáng qua từ vô hình sang hiện hữu. Cùng kết nối các giá trị xưa và nay, Nguyễn Thế Hùng kiến tạo không gian huyền ảo, đa tầng với chất liệu cách tân sơn mài trên toan.

Trong khi đó, Đoàn Văn Tới, từ góc nhìn ảnh hưởng bởi văn minh nhà Phật, tạo nên những bức tranh lụa tương tác với ánh sáng, không gian và người xem. Những thực hành này mang tính thiền định, phản ánh truy vấn sâu sắc về sự tồn tại, khơi gợi sự tĩnh lặng trong nhận thức, mang đến một ngôn ngữ thị giác vượt qua mọi đường biên của văn hóa, tôn giáo và sự áp đặt. Như một đối thoại mở, họa sĩ Nguyễn Tấn Cương sử dụng bố cục nhiều lớp màu chồng lên nhau, chơi với ánh sáng, sự mờ tỏ và cảm quan trải nghiệm không gian. Ông, thông qua ngôn ngữ trừu tượng, khám phá liên kết sáng - tối, vô hình - hiện hữu, diễn đạt trạng thái cảm xúc nội tâm và mở ra một chiều kích khác để người xem tiến vào suy tưởng.

Cảnh quan và ký ức cũng đồng hiện trong tác phẩm của họa sĩ Ca Lê Thắng và Đoàn Xuân Tặng. Một mặt, Ca Lê Thắng với nét vẽ phóng khoáng khắc họa phong cảnh mùa nước nổi tại quê hương Đồng Tháp Mười như chuỗi ký sự Mekong, vừa tĩnh tại bóng nước in trời, vừa hoang hoải hoài niệm xưa cũ. Ở khía cạnh khác, Đoàn Xuân Tặng đưa người xem đến với những vệt sơn mờ ảo, lấy cảm hứng từ phương Bắc Việt Nam, nơi con người từ đời sống lao động đến sinh hoạt thường nhật đều gắn bó với thiên nhiên như hơi thở. Theo đó, ngôn ngữ hội họa của anh qua thời gian cũng dần trừu tượng hóa, phản ánh những mối quan hệ khăng khít, không thể tách rời.

Tập hợp sáu góc nhìn đầy chất thơ về tư duy một là tất cả, tất cả là một, triển lãm “Tương tức” đưa đến những tác phẩm mang đậm sự giao hòa giữa “con người - thiên nhiên”, gắn kết “truyền thống - đổi mới” trong một trường tương tác chung. Ở đây, hội họa trở thành phương thức họa sĩ cùng chúng ta lắng nghe thế giới, là những thực hành của sự hòa điệu và nhận thức (giữa nội tâm và ngoại cảnh). Kết quả đưa đến vượt ra khỏi đường biên của những hình ảnh đan xen, là hàng loạt những sợi kết nối tiếp diễn trong không gian của tương tức – vạn vật trong nhau.

TRIỂN LÃM “TƯƠNG TỨC”

Thời gian: 06.04 - 29.04.2025 (9:30 - 18:30)

Địa điểm: Indochine House, 10 Lê Công Kiều, Quận 1, Hồ Chí Minh

Triển lãm không thu phí tham quan, vào cửa tự do.

_______________________

In a time of ecological uncertainty and spiritual yearning, six Vietnamese painters invite us into a world where the line between humans and nature dissolves. “Garden of interbeing” unfolds as a quiet, expansive meditation – one that reveals the relational threads binding people, landscapes, memory, and spirit. Ca Le Thang (b. 1949), Nguyen Tan Cuong (b. 1953), Doan Xuan Tang (b. 1977), Nguyen The Hung (b. 1981), Doan Van Toi (b. 1989), and Mifa (b. 1990) – all explore a profound interconnection between humans and nature. At the same time, this event marks the inaugural display of Indochine House's new space at 10 Le Cong Kieu, District 1, Ho Chi Minh City.

Through diverse techniques, from painting on traditional “Điệp” paper (made by applying crushed seashell onto “dó” paper) to experimental lacquer and silk painting, many of them draw on spiritual or philosophical traditions – recurring motifs of water, mist, foliage, and light flow through these artists’ paintings, creating imagery where figures and landscapes merge into one. Despite spanning generations and styles, in different ways, each artist envisions nature and people as inseparably entangled – inviting us to rethink dualisms like self and environment, subject and object.

Materials of memory and transformation form the backbone of many of these practices. Mifa paints on traditional “Điệp” paper, creating multi-layered, abstract landscapes that bridge folk tradition and contemporary thought, grounding fleeting experiences in tactile form. Similarly exploring the connection between past and present, Nguyen The Hung constructs a mystical, multi-dimensional space through his innovative use of lacquer on canvas.

Doan Van Toi draws directly from Zen Buddhist teachings, creating meditative silk paintings that interact with light, space and the viewer. His meditative practice reflects a deep inquiry into the essence of being, evoking stillness in perception and offering a visual language for interconnectedness beyond imposed boundaries. In an open dialogue, artist Nguyen Tan Cuong’s layered compositions play with opacity, luminosity, and the sensory experience of space. His practice explores the tension between form and formlessness, light and shadow, often using abstraction to express inner emotional states or to gesture at a spiritual dimension of perception.

Landscape and memory also flow into one another in the works of Ca Le Thang and Doan Xuan Tang. Ca Le Thang’s gestural, expressive paintings respond to the watery landscapes of the Mekong Delta, where he grew up. Working with gesso and color washes, his compositions are evocations of flood seasons, not as disaster or spectacle, but as vital, cyclical phenomena – dissolving the boundaries between water and sky, memory and earth. Doan Xuan Tang’s canvases, built up with earth tones and atmospheric washes, are rooted in the highland regions of Vietnam – places where nature and people have long been bound together in myth, labor, and daily life. Over time, his imagery has shifted from descriptive to abstract, reflecting a merging of subject, place, and self into an inseparable whole.

Together, these artists offer a poetic re-enchantment of the world where “one is all, all is one” in the “Garden of interbeing” exhibition. Their works resist binary thinking and speak instead to a way of seeing based on relation: human and non-human, matter and energy, tradition and innovation all held within a shared field of being. Painting, here, becomes a way of listening to the world: a practice of attunement, of wonder, of recognition. The result is a landscape not of forms but of relationships – a space of interbeing.

“GARDEN OF INTERBEING” EXHIBITION

Time: 06.04 - 29.04.2025 (9:30AM - 6:30PM)

Venue: Indochine House, 10 Le Cong Kieu, District 1, Ho Chi Minh

Free admission

Theo dõi và cập nhật thêm thông tin chi tiết tại trang sự kiện.