Trò chuyện về ngày lễ Ông Táo cùng giáo sư Lê Văn Lan

Sự kiện thường niên nhân dịp Tết đến xuân về của FVH đã trở lại.

Tết Nguyên Đán chào đón Tết cổ truyền và mùa xuân theo truyền thống lại về, cùng những điều kiêng kị cũng như các truyền thuyết. Đây là kỳ nghỉ lễ quan trọng và hân hoan nhất của Việt Nam. Âm lịch và Dương lịch có mối liên hệ với nhau ở Việt Nam. Âm lịch ấn định các kỳ lễ hội và nghi thức theo chu kỳ của mặt trăng. Do đó, ngày cụ thể của Tết không cố định. Năm mới bắt đầu vào đêm đầu tiên của tháng đầu tiên trong chu kỳ của mặt trăng theo âm lịch.

Được biết đến là ‘Tết Nguyên Đán (Lễ hội chào đón ngày đầu tiên của năm mới)’, đây là thời khắc giao hòa để những điều tốt đẹp mới mẻ đến thay thế những điều xấu trong năm cũ. Mọi người tăng thêm một tuổi vì theo truyền thống năm mới sẽ quyết định độ tuổi mỗi người. Phong tục tập quán ấn định những hoạt động và suy nghĩ vào năm mới âm lịch có tác động đến số mệnh và vận hạn của mỗi người trong vòng 12 tháng tiếp theo đó. Trong dịp này, các buổi gặp gỡ tụ họp gia đình và tỏ lòng thành kính với tổ tiên cũng rất quan trọng.

Một trong những nghi thức thiêng liêng nhất vào dịp Tết là ngày lễ Ông Táo (The Kitchen God) báo hiệu khởi đầu mùa lễ Tết. Truyền thuyết kể rằng trong mỗi gia đình có ba ông Táo giám sát mọi việc trong nhà. Vào ngày 23 tháng Chạp theo lịch Âm, các ông Táo sẽ cưỡi cá chép trở về Thiên đình để báo cáo với Ngọc Hoàng. Các ông Táo báo cáo với Ngọc Hoàng về các việc trong nhà qua một năm và trở lại vào đêm Giao thừa. Mọi người dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị đồ lễ cho hành trình về trời của ông Táo và đảm bảo được trình tấu tốt đẹp.

Chúng tôi vui mừng được chào đón Giáo sư sử học Lê Văn Lan, nhà nghiên cứu nổi tiếng, sử gia, nhà khảo cổ học, một gương mặt quen thuộc trên sóng truyền hình và là huyền thoại sống ở Việt Nam – giáo sư sẽ lý giải nguồn gốc và các nghi lễ ngày Tết. Đây là hoạt động thường niên do FVH tổ chức. Sau đó, chúng ta sẽ cùng tham gia hoạt động gửi ba ông Táo các bộ quần áo mới (làm bằng giấy), bằng cách hóa để cúng Ông Táo. Sau khi hóa lễ, mọi người sẽ có cơ hội được thả cá của riêng mình vào hồ Tây ‘để gửi đi bản tấu của gia đình mình’. Hồ Tây chảy ra sông Hồng sau đó đổ ra biển và sẽ lên tới Thiên đình. Sau đó, chúng ta sẽ trở lại tìm hiểu và trải nghiệm đa dạng ẩm thực Tết truyền thống.

Bài trình bày bao gồm:

1. Tóm tắt sơ lược về Tết

2. Truyền thuyết ông Táo

3. Di chuyển ra phía hồ để hóa lễ và thả cá

4. Trở về khán phòng để thưởng thức buffet ẩm thực Tết

5. Cơ hội gặp gỡ và trò chuyện cùng giáo sư sử học huyền thoại của Việt Nam – giáo sư Lê Văn Lan

Thời gian: 18:00 – 21:00, chủ nhật Ngày 27 tháng 01 năm 2019

Địa điểm: Khách sạn Hanoi Club Hotel - 76 Yên Phụ - Quận Tây Hồ - Hà Nội

Quyên góp:

+ 250,000VNĐ/người (bao gồm voucher đồ uống nhẹ hoặc đồ uống có cồn tại quầy bar, 1 con cá để thả cho mỗi người và buffet ẩm thực Tết – trị giá 50,000VNĐ)

+ 125,000VNĐ/người cho học sinh sinh viên có thẻ

+ 100,000VNĐ/người cho trẻ em đi cùng dưới 15 tuổi

Số người tham dự tối đa: 40

Liên hệ: John Reilly lefthanded2hanoi@yahoo.com 

Vui lòng kèm theo số điện thoại di động khi đăng ký.

( Nguồn: Hà Nội grapevine )