Workshop - Show case: Haiku dịch-chân trời/ Haiku trans-horizon

Haiku trans-horizon/ Haiku dịch-chân trời là dự án do các nhà thơ, nghệ sĩ, nhà nghiên cứu Đinh Trần Phương, Nguyễn Vũ Hiệp, Hương Mi Lê/mi-mimi và MYAN khởi xướng nhằm kết nối, mở rộng các trao đổi, thực hành và nghiên cứu haiku, đặc biệt với những người trẻ quan tâm, mong muốn sáng tạo và chia sẻ di sản văn hóa liên quan đến thẩm mỹ haiku tại Việt Nam. Chuỗi workshop cùng tên “Haiku trans-horizon” / “Haiku dịch-chân trời” diễn ra từ 18/6 - 2/7/2023 tại Hà Nội với sự hỗ trợ thực hiện của Tổ Chim Xanh, Hà Nội Studio Gallery, MYAN Poetry & Art, và Ikarus Airlines.

Thông tin từ ban tổ chức:

Haiku dịch-chân trời/ Haiku trans-horizon

* Thời gian: 18/6 - 2/7/2023

* Địa điểm: Tổ Chim Xanh, 27 Đặng Dung (18/06) & Hà Nội Studio Gallery, 23 Mạc Đĩnh Chi, Hà Nội (02/07)

* Đơn vị thực hiện: Nhóm Haiku trans-horizon/ Haiku dịch-chân trời, bao gồm các thành viên Đinh Trần Phương, Nguyễn Vũ Hiệp, Hương Mi Lê/mi-mimi và MYAN.

* Đơn vị hỗ trợ: Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam, Tổ Chim Xanh, Hà Nội Studio Gallery, MYAN Poetry & Art, Ikarus Airlines.

* Thiết kế truyền thông: Hương Mi Lê

* Người tham dự: người nghiên cứu, thực hành và quan tâm tới haiku và mỹ cảm haiku, tham gia đầy đủ cả ba workshop.

* Đăng ký: TẠI ĐÂY

----------------------------

Chuỗi workshop bao gồm ba phiên lý thuyết – thảo luận – thực hành/trình hiện về haiku, trong đó phiên thứ nhất do Đinh Trần Phương và Nguyễn Vũ Hiệp phụ trách trình bày về lý thuyết và lịch sử thơ haiku: đi từ haiku Nhật truyền thống, tới haiku Nhật hiện đại và đi ra thế giới, cuối cùng là haiku đi vào Việt Nam. Phiên thứ hai do Đinh Trần Phương và Nguyễn Vũ Hiệp xây dựng nội dung chính, Hương Mi Lê điều phối, đi sâu vào thảo luận một số tác giả cụ thể đại diện cho các nhóm đã đề cập ở buổi một, và đi tiếp tới các thực hành haiku mở rộng như hội hoạ, nhiếp ảnh, và phim. Sau phiên thứ hai này, người tham dự được kỳ vọng sẽ dành hai tuần để chỉnh sửa hoặc sáng tác các bài thơ haiku mới sau khi đã tiếp nhận kiến thức và tham gia thảo luận ở hai phiên đầu của chuỗi workshop. Kết quả sẽ được tập hợp và sử dụng trong phiên thứ ba là một trình diễn haiku do MYAN và mi-mimi xây dựng với phần sắp đặt không gian với tác phẩm nhiếp ảnh, trình chiếu phim và tranh, âm nhạc, và đọc thơ haiku của workshop.

Workshop 1

haiku Nhật - haiku thế giới - haiku Việt

*9h00 - 12h00 Chủ nhật 18/6/23

*Tổ Chim Xanh, ngõ 27 Đặng Dung, Ba Đình, Hà Nội

Workshop 2

Thảo luận: Từ haiku đến haiku mở rộng

*14h00 - 17h00 Chủ nhật 18/6/23

*Tổ Chim Xanh, ngõ 27 Đặng Dung, Ba Đình, Hà Nội

Workshop 3

Thu hoạch - Trưng bày và trình diễn haiku

*19h30 - 22h00 Chủ nhật 2/7/2023

  • Hà Nội Studio Gallery, 23-25 Mạc Đĩnh Chi, Ba Đình, Hà Nội

***

VỀ DỰ ÁN/NHÓM Haiku dịch-chân trời

Đinh Trần Phương là nhà thơ, dịch giả, thư ký CLB Haiku Việt-Hà Nội . Anh cũng là Tiến sĩ Vật lý, giáo viên Vật lý tại Trường THPT Hà Nội-Amsterdam.

Các tác phẩm thơ đã xuất bản:

- Cánh trăng (thơ Haiku, Nxb. Hội Nhà Văn, 2014)

- Giấc mơ của bàn tay (thơ Haiku, Nxb. Hội Nhà Văn, 2021)

Các dịch phẩm đã xuất bản:

- Nghệ thuật kịch Noh (Motokiyo Zeami, Nxb. Thế Giới, 2018)

- Tuyết (Maxence Fermine, Nxb. Phụ Nữ, 2022)

*Nguyễn Vũ Hiệp dịch, viết về thơ và điện ảnh trên blog Ikarus Airlines. Anh cũng cộng tác viết mục văn hoá cho một số tờ báo và ấn phẩm như tạp chí Tia Sáng, báo An ninh Thế giới cuối tháng, báo Khoa học & Phát triển, Bản tin Đại học Quốc gia Tp.HCM.

Anh tổ chức nhiều buổi chiếu phim và thảo luận về phim hằng tuần tại một số không gian văn hoá tại Hà Nội như Tổ Chim Xanh, Complex 01, phụ trách nhóm Đọc và viết thơ Haiku tại Tổ Chim Xanh. Anh là diễn giả trong tuần phim Đài Loan tại Việt Nam năm 2022, toạ đàm “Thơ, dòng chảy thơ trong văn hoá đương đại” (11.2022, Hà Nội), tham gia “won|derer - chiếu thơ siêu thực” (3.2023, Hà Nội).

* mi-mimi, danh tính nghệ sĩ của Hương Mi Lê, là một nhà thơ và một nghệ sĩ thị giác. Một số sự kiện nghệ thuật mà mi-mimi từng tham gia: “Phản tư" (2023, Hà Nội); “won|derer - chiếu thơ siêu thực” (2023, Hà Nội); “thơ-nhạc.nhạc/thơ”, “thơ hồng" (2022, Hà Nội); “Cõi riêng ảo” / “Virtual Private Realm” (2021, Hà Nội); “Animal Theater 2019” (2019, Hà Nội); “Poetry Plus – Performance Plus 2019”(2019, TP HCM); “Khi Đàn Chim Trở Về” / “When the Birds Fly Home” (2016, Hà Nội).

Trong khi đó, Hương Mi Lê là là một nhà giáo dục, một dịch giả, và một tác giả. Hiện cô đang giảng dạy Lịch sử Thiết kế Đồ hoạ và Ký tự pháp tại Học viện Nghệ thuật & Thiết kế Monster Lab, và là chủ mục Lịch sử thiết kế đồ hoạ tại iDesign. Mi tham gia tổ chức các sự kiện nghệ thuật trong nhiều vai trò khác nhau như quản lý dự án, quản lý truyền thông, điều phối nội dung và diễn giả trong các buổi toạ đàm. Các đơn vị cô từng hợp tác là Thư viện CA', Noirfoto Darkroom-Studio-Gallery, Á Space, VCCA, viện Goethe TP HCM, Pencil Philosophy, Sunday Art Club, Thái Hà Books, Omega+, tạp chí Người Đô Thị…, và các nhà thực hành độc lập.

*MYAN (Bùi Thị Thu Hiền) là nhà thơ, nghệ sĩ đa phương tiện, nhà sản xuất và quản lý các chương trình giáo dục, biểu diễn nghệ thuật đa dạng từ thơ, kịch, múa, phim... Sáng lập MYAN Poetry & Art, cô ra mắt tập thơ song ngữ Việt – Anh «Những thời khắc, những phút giây» (2-3/2022 tại Hội An, Hà Nội); thể nghiệm hình ảnh và thơ “6s.TRONG.KHOẢNH.KHẮC.” (5-6/2022 tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng); khởi xướng và tổ chức các chương trình "Thơ, dòng chảy thơ - Thực hành mở trong văn hoá đương đại" (10-11/2022, Hà Nội với chuỗi sự kiện Trò chuyện “Văn chương như quá trình dụng điển”- Trình diễn “thơ-nhạc.nhạc.thơ” – Giới thiệu sách thơ và hình ảnh “6s.10M.Khoảnh khắc(.)Dịch chuyển” – Toạ đàm “Thơ, dòng chảy thơ trong văn hoá đương đại” – Kịch đồng sáng tạo “Tình yêu rời bỏ”) ; Giấc thơ Hà Nội (4/2023); won|derer - chiếu thơ siêu thực (3/2023).

Cô cũng sản xuất các vở múa đương đại L’EGO, CHẬT, SENse… với Kinergie Studio (2015- 2021), phim truyện Plan Bee với Les Films Magnetiques (2016- 2019), dự án sân khấu không kịch bản Người lạ tại Life Art (2012-2014)...

VỀ CÁC ĐƠN VỊ HỖ TRỢ

* Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam được thành lập tại Hà Nội vào tháng 3 năm 2008 với tư cách là một văn phòng đại diện tại nước ngoài của Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản dưới sự chấp thuận của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam. Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản (The Japan Foundation) là một tổ chức thuộc Bộ Ngoại giao Nhật Bản, được thành lập vào năm 1972 với nhiệm vụ thúc đẩy giao lưu văn hóa quốc tế. Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam hợp tác, liên kết với nhiều cơ quan chính phủ Việt Nam, các tổ chức văn hóa nghệ thuật và các tổ chức giáo dục nhằm thúc đẩy các hoạt động trên ba lĩnh vực chính là Trao đổi văn hóa nghệ thuật, Giáo dục tiếng Nhật, Nghiên cứu Nhật Bản và giao lưu trí tuệ. Thông qua “văn hóa”, “ngôn ngữ” và “đối thoại”, trung tâm nỗ lực tạo ra sự kết nối giữa Nhật Bản, Việt Nam và thế giới để từ đó tạo ra sự đồng cảm, tin tưởng giữa mọi người và thúc đẩy hơn nữa sự kết nối.

*Tổ chim Xanh: ra đời từ cuối năm 2015, là quán cà phê sách kiêm không gian sáng tạo, hỗ trợ những hoạt động liên quan đến văn hóa, nghệ thuật, sáng tạo, giáo dục và phát triển cộng đồng. Tổ Chim Xanh có hai cộng đồng gắn với không gian vật lý của quán là Tổ Chim Xanh Movie Club và Ô Thước (Tổ Chim Xanh Reading Club), với các hoạt động chiếu phim hằng tuần và cùng đọc sách hằng tháng.

*Hanoi Studio Gallery: được thành lập vào năm 1997, có trụ sở tại trung tâm thành phố thủ đô, là một trong những phòng triển lãm nghệ thuật hàng đầu của Việt Nam, tập trung vào việc trình bày và quảng bá các nghệ sĩ đương đại Việt Nam có thực hành đa dạng bao gồm hội họa và điêu khắc. Giám đốc và Giám tuyển hiện tại là bà Dương Thu Hằng.

*MYAN Poetry & Art: do MYAN sáng lập đầu năm 2022, là một nền tảng giới thiệu các sáng tác thơ và tác phẩm đa phương tiện, cũng như kết nối các thực hành nghệ thuật và sáng tạo liên ngành tại Việt Nam và quốc tế

*Ikarus Airlines: là trang blog và tư liệu của Nguyễn Vũ Hiệp dịch, viết về thơ, văn chương, điện ảnh và nghệ thuật.

Theo dõi và cập nhật thêm thông tin chi tiết tại trang sự kiện.