Thông tin từ ban tổ chức:
Thứ Bảy, ngày 3 tháng 8, Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch Thành phố Hồ Chí Minh (HBSO) tổ chức buổi hòa nhạc tại Nhà hát Thành phố hợp tác với Hội Nạn nhân Chất độc Da cam / Dioxin - VAVA. Ngày 10 tháng 8 là “Ngày vì nạn nhân chất độc da cam”.
Chất độc màu da cam là một loại hoá chất làm rụng lá cây được Mỹ sử dụng rộng rãi trong chiến tranh (thường được các nước gọi là Chiến tranh Việt Nam). Khoảng 7 triệu lít hoá chất này đã được rải xuống Việt Nam, cả một số nơi tại Lào và Campuchia, những năm 1962 và 1971. Để hình dung, một bể bơi tiêu chuẩn Olympic chứa khoảng 2 triệu rưỡi lít nước. Vì vậy, đã có khoảng 4 triệu người Việt Nam tiếp xúc với chất này.
Loại hoá chất này có sức ảnh hưởng khủng khiếp đến sức khoẻ và để lại hậu quả cho đến tận ngày hôm nay. Đến nay, vẫn còn 3 triệu người Việt Nam đang phải chịu hậu quả của chất độc da cam và ít nhất 150.000 trẻ em bị dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Đức đã làm một bộ phim phóng sự xuất sắc về một gia đình bị nạn mang tên Long Thanh will lachen (tạm dịch là Long Thành muốn được nở nụ cười), phát hành vào năm 2016, được đề cử giải Emmy của Mỹ.
Tác phẩm chính được biểu diễn là Triple Concerto dành cho violin, cello và piano của nhà soạn nhạc Beethoven. Bên cạnh đó, khán giả sẽ được thưởng thức những tác phẩm truyền thống của Nhật Bản do Nhóm hoà tấu Bộ Gõ Ryuko Mirai biểu diễn.
Tác phẩm Triple Concerto của nhà soạn nhạc Beethoven được viết vào năm 1803, khi Beethoven 32 tuổi. Mặc dù vậy, tác phẩm này được biểu diễn công khai 5 năm sau đó. Tác phẩm này có 3 chương, và chương giữa rất ngắn, khoảng 5 đến 6 phút, dẫn dắt vào chương III mà không có đoạn ngừng giữa hai chương nhạc. Trong chương này, các nhạc cụ flute, oboe, trumpet và timpani đều không được sử dụng đến.
Cho đến nay, đã có nhiều suy đoán rằng Beethoven đã viết bản concerto này cho ai. Được biết rằng, Beethoven có một vài học trò quý tộc, nhưng vẫn chưa có kết luận nào được đưa ra.
Toàn bộ tác phẩm đã được miêu tả như một sự giải trí lịch thiệp, có nghĩa là giải trí dành cho tầng lớp thượng lưu. Nói cách khác, đây là một trong những số ít tác phẩm nổi tiếng của Beethoven nhưng không gắn liền với những đặc trưng về tính triết lý, tư duy sâu sắc của ông.
HBSO lần này vinh dự có sự tham gia của nghệ sĩ Nguyễn Hữu Nguyên cho phần solo violin, nghệ sĩ Emma Savouret cho phần solo cello, và nghệ sĩ Hồ Đắc Thuỷ Hoằng cho solo piano.
Nghệ sĩ violin Nguyễn Hữu Nguyên
Nghệ sĩ violin Nguyễn Hữu Nguyên hiện đang sống tại Paris, và là nghệ sĩ của Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Pháp (l’orchetre National de France) từ năm 1999. Anh đã theo học tại Nhạc viện TP.HCM từ năm 14 tuổi và giành giải nhất tại Cuộc Thi Tài năng Trẻ Violin. Sau đó, anh theo học tại Nhạc viện Paris, giành giải nhất tại cuộc thi được tổ chức bởi Nhạc viện Maurice Ravel và cuộc thi Âm nhạc Thính phòng FNAPEC.
Nghệ sĩ cello Emma Savouret
Nghệ sĩ cello Emma Savouret cũng là thành viên của Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Pháp từ năm 2002. Cô cũng đã theo học Nhạc viện Paris.
Trong tác phẩm này, Beethoven đã viết phần piano tương đối đơn giản, nhưng cũng đầy màu sắc. Tuy nhiên, để thấy được kỹ thuật điêu luyện của nghệ sĩ piano Hồ Đắc Thuỷ Hoằng hơn, khán giả có thể xem cô biểu diễn Concerto cho Piano K. 488 của Mozart và Ngũ tấu cho Piano giọng La trưởng của Dvorak trên Youtube.
Nghệ sĩ piano Hồ Đắc Thuỷ Hoằng
Buổi hoà nhạc kết thúc với Thơ giao hưởng Thành đồng Tổ Quốc của nhạc sĩ Hoàng Vân (1930-2018). Ông là một trong những nhạc sĩ đầu tiên được nhận Giải thường Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật, đây giải thưởng cao quý nhất dành cho một nhạc sĩ tại Việt Nam.
Ông nằm trong số những nhạc sĩ nổi tiếng nhất thế hệ đầu tiên của tân nhạc Việt Nam, ông có rất nhiều những bài hát nổi tiếng ở nhiều lĩnh vực khác nhau được yêu thích tận hôm nay, từ ca khúc cách mạng đến những sáng tác trong thời hòa bình: "Hò kéo pháo", "Người chiến sĩ ấy", "Quảng Bình quê ta ơi", "Tôi là người thợ lò", "Bài ca xây dựng", “Hà Nội - Huế - Sài Gòn”, "Bài ca người giáo viên nhân dân", “Ca ngợi Tổ quốc”, "Em yêu trường em" ... Ông còn nhiều sáng tác cho hợp xướng, khí nhạc, nhạc cho phim, kịch.
Thơ giao hưởng Thành đồng Tổ Quốc được viết vào năm 1960 khi nhạc sĩ tốt nghiệp tại Nhạc viện Bắc Kinh. Lần này tác phẩm được biểu diễn dưới sự chỉ huy của chính con trai của ông, nhạc trưởng Lê Phi Phi, một trong những tài năng âm nhạc của Việt Nam đã gây dựng được sự nghiệp uy tín trên trường quốc tế.
Nhạc trưởng Lê Phi Phi
Nhạc trưởng Lê Phi Phi là người dàn dựng và chỉ huy chương trình.
Giá vé cho buổi diễn từ 300.000đ đến 650.000đ, với mức giá đặc biệt cho HS-SV là 80.000đ. Buổi hòa nhạc bắt đầu lúc 20:00.
Nhà hát Giao hưởng - Nhạc, Vũ kịch TP HCM có chức năng nhiệm vụ: Giới thiệu những tác phẩm âm nhạc lớn quốc tế, những tác phẩm hay của các nhạc sĩ Việt Nam, thông qua các hình thức như: Hòa tấu dàn nhạc, Tốp nhạc, Độc tấu, Múa Ballet,Hát Opera... Nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng thức âm nhạc của nhân dân Thành phố và của khu vực, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch đến thành phố.