Hội thảo: "Lịch sử Chiến tranh thế giới thứ nhất  - Những kỷ niệm chung Pháp - Việt Nam 1914 - 1918"

Hội thảo: "Lịch sử Chiến tranh thế giới thứ nhất - Những kỷ niệm chung Pháp - Việt Nam 1914 - 1918"

18:00

Ngày 17 Tháng 5 Năm 2018

Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 69 Lý Tự Trọng, Hồ Chí Minh

Liên hệ bộ phận chăm sóc khách hàng

Email: ticketgo.vn@gmail.com

vui lòng gọi: 08.999.80.818 - 0243.788.00.99

GIỚI THIỆU VỀ SỰ KIỆN

 

 

I. THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ HỘI THẢO

Thời gian: 18h00 - 21h00, ngày 17/05/2018

Địa điểm: Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 69 Lý Tự Trọng, quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Dịch song ngữ Việt - Pháp

Vào cửa tự do

II. GIỚI THIỆU VỀ HỘI THẢO

Suốt một thời gian dài, sự tham gia của người lao động và binh lính « Đông Dương » vào Chiến tranh thế giới thứ nhất đã bị những cuộc xung đột khác (Chiến tranh thế giới thứ hai, các cuộc chiến phi thực dân hóa - Đông Dương, Việt Nam, Algérie) làm lu mờ hay bị gộp vào những vấn đề lớn hơn (đóng góp của các đế chế thuộc địa vào Chiến tranh thế giới thứ nhất, đặc biệt là các đội quân châu Phi, vấn đề chủng tộc và thuộc địa, chủ nghĩa hậu thực dân). Dù sự tham gia ấy đã có thể trở thành mục tiêu của nhiều hiệu chỉnh lịch sử quan trọng nhưng chưa từng có sự kiện khoa học Pháp-Việt nào được dành trọn cho đề tài này.

Nhân dịp kỷ niệm 100 năm kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất, buổi hội thảo được tổ chức nhằm:

  • Điểm lại sự tham gia của binh lính và những người lao động "Đông Dương" vào cuộc chiến và qua đó đưa ra 1 cách nhìn mới
  • Giới thiệu công trình sử liệu và văn học Việt Nam về Chiến tranh thế giới thứ nhất được xuất bản trong thời kỳ đó
  • Trao đổi quan điểm Pháp - Việt về lịch sử và văn học
  • Khuyến khích hợp tác song phương và liên ngành trong tương lai

III. THÔNG TIN VỀ CÁC DIỄN GIẢ THAM GIA HỘI THẢO

- Giáo sư Văn học tại Đại học Sorbonne Nouvelle - Đại học Paris 3, Laurence Campa là giáo sư chuyên về văn học Pháp thế kỷ 20 tại Đại học Paris-Nanterre. Bà cũng là thành viên của hội đồng khoa học Chiến dịch kỷ niệm trăm năm Chiến tranh thế giới thứ nhất của Trung tâm Nghiên cứu Lịch sử Chiến tranh Đại Tây Dương của Péronne và đặc biệt về Apollinaire. Bà cũng chỉ đạo Chương trình Thơ ca Đại chiến 1914-2018, được hỗ trợ bởi Đại học Paris Lumières và Chiến dịch kỷ niệm trăm năm Chiến tranh thế giới thứ nhất. Bà cũng là tác giả của tập thơ Cuộc đại chiến, kinh nghiệm chiến đấu và thơ ca (NXB Classiques Garnier, 2010); tác phẩm Guillaume Apollinaire (NXB Gallimard, 2013); Album Cendrars (Gallimard, tuyển tập “Bibliothèque de la Pleïade”, 2013); và tác phẩm Colombe dưới mặt trăng (NXB Stock, 2017).

Giáo sư Văn học Laurence Campa

- Tiến sĩ Henri Eckert là tiến sĩ về lịch sử đương đại từ Đại học Sorbonne Paris IV. Ông cũng là một giảng viên cao cấp về lịch sử và là trợ lý giám đốc của Trường Giáo dục và Đào tạo Cao cấp (ESPE) của Học viện Martinique. Ông bảo vệ luận án của mình về Quân đội Đông Dương phục vụ Pháp (1859-1939). Ông đã xuất bản các bài viết và sách về thuộc địa Đông Dương.

- Giáo sư Pierre Journoud hiện là giáo sư lịch sử đương đại tại trường Đại học Paul-Valéry Montpellier, đồng thời là thành viên của Trung tâm Lịch sử châu Á đương đại, thuộc Đại học Paris I Panthéon Sorbonne. Là chuyên gia về quan hệ quốc tế đương đại ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, và cụ thể hơn, về quan hệ của nước Pháp với khu vực này kể từ sau Thế Chiến thứ 2, Giáo sư Pierre Journoud đã cho ra đời các tác phẩm như : De Gaulle et le Vietnam  (Tướng De Gaulle và Việt Nam :1945-1969) ; La réconciliation (tạm dịch : Hòa giải; do nhà xuất bản Tallandier ấn hành vào năm 2011); Paroles de Dien Bien Phu: Les survivants témoignent (tạm dịch : Hồi ức Điện Biên Phủ: Các nhân chứng lên tiếng); do nhà xuất bản Tallandier ấn hành vào năm 2004 và tái bản năm 2012).

- Giảng viên Trần Hinh, tốt nghiệp cứ nhân chuyên ngành văn chương năm 1975, thực tập sinh chuyên ngành Ngôn ngữ và Văn học Pháp tại Đại học Grnoble III và Paris VII, giảng dạy và nghiên cứu văn học phương Tây từ năm 1976, nghệ thuật học từ năm 2008, nguyên là chủ nhiệm bộ môn Văn học Pháp. Từ năm 1982 đến nay đã công bố 3 giáo trình (viết chung) về văn học Pháp (Lịch sử văn học Pháp các thế kỷ XIX, XX), 3 chuyên khảo (viết riêng) về văn học Pháp và văn học ViệtNam (Tiểu thuyết Camus trong bối cảnh tiểu thuyết Pháp thế kỷ XX, Tiểu thuyết phương Tây thế kỷ XX – Khuyng hướng, tác giả, tác phẩm, Các chủ đề cơ bản môn Ngữ Văn 11 và

12), và nhiều công trình, bài báo khác về các chủ đề văn học, nghệ thuật, điện ảnh…

- Go sư, Tiến sĩ Phạm Quang Minh sinh năm 1962 tại Ninh Giang, Hải Dương. Tốt nghiệp Khoa Lịch sử, Đại học Tổng hợp Quốc gia Kuban (Liên Xô cũ) năm 1986, có bằng thạc sỹ Đông Nam Á học của Đại học Passau năm 1996 và bằng Tiến sỹ của Đại học Humboldt năm 2002, Phạm Quang Minh đã từng đảm nhiệm các chức vụ Phó Trưởng Khoa, rồi Trưởng Khoa Quốc tế học Trường Đại học KHXH; Đại học Quốc gia Hà Nội. Năm 2012, ông được bổ nhiệm chức vụ Phó Hiệu trưởng và từ 1/1/2016 Hiệu trưởng Trường Đại học KHXH.Năm 2007, ông được công nhận chức danh Phó Giáo sư ngành Lịch sử. Các lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu chính: Quan hệ quốc tế ở Châu Á-Thái Bình Dương, Chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Việt Nam, Chính trị học so sánh. Ông đã công bố 6 cuốn sách và khoảng 80 bài báo trên các tạp chí trong nước và quốc tế uy tín. Ông đã nhận được giải thưởng khoa học tiêu biểu hàng năm (2012) và 5 năm (2010- 2015) của Đại học Quốc gia Hà Nội. Năm 2011, ông cũng nhận được Huy chương của Toàn quyền Canada David Johnston vì có những đóng góp cho quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Canada.

Giáo sư - Tiến sĩ Phạm Quang Minh

# viện pháp tại tp.hồ chí minh # triển lãm 14-18 # hội thảo triển lãm 14-18

THÔNG TIN SẢN PHẨM

THÔNG TIN ĐƠN VỊ TỔ CHỨC

Viện Pháp tại TPHCM

Viện Pháp tại TPHCM

 

 

Viện Pháp tại TP Hồ Chí Minh (IF HCM) có nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với các đối tác Việt Nam ở phía Nam để triển khai các chương trình hợp tác về văn hóa, nghệ thuật, ngôn ngữ, đại học, nghiên cứu và y tế. IF HCM cũng hỗ trợ các chương trình hợp tác phi tập trung và hoạt động của các tổ chức phi chính phủ.