Thị trường mỹ thuật Việt Nam những năm gần đây

Thị trường mỹ thuật Việt Nam những năm gần đây

00:00

Ngày 22 Tháng 3 Năm 2021

Sự kiện , Online, Hà Nội

Liên hệ bộ phận chăm sóc khách hàng

Email: ticketgo.vn@gmail.com

vui lòng gọi: 08.999.80.818 - 0243.788.00.99

GIỚI THIỆU VỀ SỰ KIỆN

THỊ TRƯỜNG MỸ THUẬT VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 

 

Mỹ thuật Đông Dương tại sàn đấu giá quốc tế

Tranh Việt ngày càng chứng tỏ được tầm ảnh hưởng và khẳng định được vị thế trên thị trường tranh thế giới. Điển hình là những năm gần đây, tranh Việt ngày càng có giá trên các sàn tranh quốc tế. Tác phẩm “Nude”’ ( chất liệu sơn dầu, kích thước 90,5 x 180,5 cm) của cố họa sĩ Lê Phổ sáng tác năm 1931 hiện là bức có mức giá cao nhất trong lịch sử tranh Việt tại sàn đấu giá công khai khi được trả giá 1,4 triệu USD (hơn 32 tỷ đồng) trong phiên đấu giá 20th Century and Contemporary Art  (Thế kỷ XX và nghệ thuật đương đại) tại Christie’s Hong Kong ngày 26/5/2019. Cũng trong phiên đấu giá này, cố họa sĩ Lê Phổ cũng tiếp tục được giới quốc tế khen ngợi với tác phẩm “Tắm biển” (chất liệu lụa bồi giấy, kích thước 88 x 56,5 cm), sáng tác năm 1938 cũng được bán ra với mức giá cao là 505.000 USD.

 Trước đó vào năm 2017, tác phẩm “Đời sống gia đình” của ông (chất liệu mực và bột màu trộn keo trên vải bố, kích thước 82 x 66cm) được sáng tác năm 1937 – 1939 tại phiên đấu giá Modern and Contemporary Art của nhà Sotheby’s đầu tháng 4 năm 2017 cũng đánh dấu mức giá kỷ lục với mức 1,172 triệu USD.

Tại phiên đấu giá Sotheby, một cây đại thụ khác trong làng mỹ thuật Việt Nam thời kỳ Đông Dương là cố họa sĩ Tô Ngọc Vân cũng có tác phẩm “Vỡ mộng” (chất liệu lụa, kích thước 92,5 x 57 cm), sáng tác năm 1932 được bán với giá 1,1 triệu USD.

Trong phiên đấu giá thế kỷ XX và nghệ thuật đương đại, có đến 138/232 bức tranh là của các họa sĩ Việt Nam. Điều đó cho thấy các tác phẩm nghệ thuật của họa sĩ Việt đang ngày càng khẳng định được vị thế và giá trị tại các sàn đấu quốc tế. Nhận xét về giá trị của tranh Việt trong các phiên đấu giá những năm gần đây, chủ phòng trưng bày Bababa Gallery ở Bangkok (Thái Lan), được biết đến như một nhà sưu tập – môi giới tranh, đồ cổ nổi tiếng của Việt Nam hơn 20 năm nói: “Tranh của các họa sĩ Việt Nam bán được tại sàn đấu giá Christie’s Hong Kong vừa qua còn rất rẻ”.

Thị trường mỹ thuật đương đại...

Bên cạnh các họa sĩ thời kỳ Đông Dương được tôn vinh tại các sàn đấu giá quốc tế thì các họa sĩ của mỹ thuật đương đại cũng chứng tỏ được tài năng của mình qua các cuộc đấu giá trong nước và quốc tế.

Trong phiên đấu giá Hội họa Việt Nam thế kỷ XX và đương đại do nhà đấu giá Lythi Auction tổ chức vào tháng 1 năm 2019, tác phẩm “Cát Bà 7” (chất liệu sơn dầu, kích thước 110 x 135 cm) sáng tác năm 2011 của họa sĩ Trần Lưu Hậu được bán ra với giá 788.453.000 đồng – một mức giá đáng mơ ước đối với một họa sĩ đương đại. Tác phẩm “Cá voi” (chất liệu sơn dầu, kích thước 100 x 200 cm), sáng tác năm 2011 của họa sĩ tranh trừu tượng Phạm An Hải được bán với giá 486.985.956 đồng. Tác phẩm “Young Lady” (chất liệu sơn dầu, kích thước 80 x 80 cm) sáng tác năm 2014 của họa sĩ Nguyễn Trung được bán với giá 347.847.000 đồng.

Tại phiên đấu giá số 22 của Chọn Auction House vào cuối tháng 5 năm 2019, bức “Thanh xuân” (chất liệu sơn dầu trên toan, kích thước 60 x 80 cm) sáng tác năm 1978 của họa sĩ Trần Huy Oánh được mua với giá 102 triệu đồng. Cùng với đó, bức “Trừu tượng” (chất liệu sơn mài, kích thước 60 x 60 cm) sáng tác năm 1999 của họa sĩ Hồ Hữu Thủ cũng được bán với giá 139 triệu đồng.

Sự xuất hiện ngày càng nhiều các tác phẩm Việt Nam trên thị trường tranh quốc tế là một tín hiệu lạc quan để các họa sĩ và người yêu nghệ thuật thêm vững tin và đặt những sự lựa chọn sáng suốt vào các tác phẩm hội họa có giá trị đích thực để làm đẹp cho không gian sống của chính mình, nạp lại năng lượng sau những khoảng thời gian làm việc mệt mỏi.

Một số họa sĩ Việt Nam gây dựng được tiếng tăm và tên tuổi trong những năm gần đây của thị trường mỹ thuật đương đại:

Họa sĩ Đỗ Sự với tác phẩm “Tiếng chim hót trong bụi hồng” (Chất liệu acrylic, kích thước 50x50cm, giá 8 triệu)

Họa sĩ Hoàng Việt Thắng với tác phẩm “Khung cửa và chú mèo” (Chất liệu acrylic, kích thước 50x60cm, giá 6 triệu)

Họa sĩ Hồng Quang với tác phẩm “Ô Quan Chưởng” (Acrylic, kích thước 60x90cm, giá 7 triệu)

Họa sĩ Lê Đạt với tác phẩm “Bạc” (Chất liệu acrylic, vàng lá và bạc lá, kích thước 110x155 cm, giá 23 triệu)

Họa sĩ Trương Đình Dung với tác phẩm “Đa nhân cách” (Chất liệu màu nước trên giấy dó, kích thước 60x80cm, giá 5 triệu)



Quý khách vui lòng xem hướng dẫn mua tranh và xem thêm tranh của các họa sĩ tại các đường link:

Họa sĩ Đỗ Sự: https://ticketgo.vn/event/trien-lam-tranh-online-ha-noi-mua-thu-cua-hoa-si-do-su 

Họa sĩ Hoàng Việt Thắng: https://ticketgo.vn/event/trien-lam-tranh-ha-noi-thoi-bao-cap-cua-hoa-si-hoang-viet-thang 

Họa sĩ Hồng Quang: https://ticketgo.vn/event/trien-lam-tranh-online-ha-noi-pho-cua-hoa-si-hong-quang 

Họa sĩ Lê Đạt: https://ticketgo.vn/event/trien-lam-tranh-online-bieu-hien-tuong-trung-cua-hoa-si-le-dat 

Họa sĩ Trương Đình Dung: https://www.ticketgo.vn/event/trien-lam-tranh-online-bang-chat-lieu-giay-giang-giay-do-cua-hoa-si-truong-dinh-dung 

Hướng dẫn mua tranh: https://ticketgo.vn/event/huong-dan-mua-tranh-noi-dia-va-ra-nuoc-ngoai 

# vietnam # vietnam fine arts # vietnam arts # viet arts # fine arts # mỹ thuật đương đại # xu thế # tranh nghệ thuật # tranh sáng tác

THÔNG TIN ĐƠN VỊ TỔ CHỨC

Họa sĩ Đỗ Sự, Hoàng Việt Thắng, Hồng Quang, Lê Đạt, Trương Đình Dung

Họa sĩ Đỗ Sự, Hoàng Việt Thắng, Hồng Quang, Lê Đạt, Trương Đình Dung

HỌA SĨ ĐỖ SỰ

Họa sĩ Đỗ Sự sinh ra ở làng nghề họa sĩ Cổ Đô, Ba Vì, Hà Nội - cái nôi sản sinh ra rất nhiều họa sĩ nổi tiếng. Họa sĩ Đỗ Sự có đam mê vẽ từ nhỏ. Lớn lên, Đỗ Sự vào bộ đội, theo học lớp Mỹ thuật quân đội và thời gian tham gia quân đội họa sĩ cũng dành nhiều tâm huyết và đam mê cho hội họa. Sau khi hoàn thành  nghĩa vụ quân sự, họa sĩ hoạt động hội họa tự do.

Năm 2005, Đỗ Sự tham gia triển lãm Mỹ thuật Hà Tây và triển lãm nghệ thuật nhóm ở số 16 Ngô Quyền.

Năm 2006, họa sĩ tham gia triển lãm mỹ thuật nhóm Sơn Tây – Cổ Đô.

Trong suốt 10 năm từ 2008 đến 2018, họa sĩ liên tục tham giả triển lãm mỹ thuật Xứ Đoài.

Năm 2014, họa sĩ được giải nhất triển lãm mỹ thuật xứ Đoài. Từ đó đến nay, Đỗ Sự đã tham gia 25 cuộc thi triển lãm mỹ thuật địa phương và các nhóm mỹ thuật trong và ngoài nước. Năm 2016, Đỗ Sự đứng ra thành lập Câu lạc bộ Mỹ thuật Cổ Đô.

Năm 2017 – 2018 – 2019 - 2020, họa sĩ tham gia triển lãm mỹ thuật Thủ Đô.

Năm 2018 – 2019, họa sĩ tham gia triển lãm nhóm ở số 16 Ngô Quyền.

Năm 2015 – 2018, họa sĩ có triển lãm màu nước Quốc tế Sài Gòn.

Năm 2016 – 2017 – 2018 – 2019, họa sõ có triển lãm màu nước quốc tế Kosovo – Albani – Indonesia – Malaysia – Singapore – India – Hongkong.

Năm 2020, họa sĩ Đỗ Sự là Hội viên nghệ thuật Xứ Đoài, Hội viên Mỹ thuật Cổ Đô, Hội viên màu nước quốc tế và Hội viên Mỹ thuật Hà Nội.

 

CHẤT LIỆU SÁNG TÁC

Họa sĩ Đỗ Sự vẽ tất cả các chất liệu như màu nước, acrylic, sơn dầu, lụa và đang chuẩn bị làm về sơn mài.

HỌA SĨ HOÀNG VIỆT THẮNG

Họa sĩ Hoàng Việt Thắng là một trong những họa sĩ sớm khẳng định được tài năng hội họa xuất chúng khi hàng ngàn bức tranh anh vẽ đều sớm bán được hết khi còn chưa ráo mực. Tài năng của họa sĩ được khẳng định khi những tác phẩm của anh theo đuổi phong cách tả thực, đề tài về cuộc sống thường nhật nhưng đi sâu khắc họa đời sống làng quê Việt Nam xưa và nay, đề tài Tết xưa và đời sống bao cấp ở Hà Nội giai đoạn những năm 1970-1980.

Trong tranh của anh, có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh đời sống của một Hà Nội cổ, xưa cũ đã nhuốm màu thời gian. Họa sĩ nắm bắt cái hồn của cảnh vật, với lối vẽ kỹ thuật và sử dụng màu sắc tươi sáng, phong phú, mỗi bức tranh của Hoàng Việt Thắng như đưa ta về một thời ký ức vàng son, một Hà Nội xưa cũ vang bóng một thời với những ô gạch bông, cái phích, lọ hoa, cốc nước, bộ bàn ghế cũ, ô cửa sổ, hay chỉ đơn giản là chú mèo nằm sưởi nắng trên bậc thềm nhà hay ô cửa sổ để hóng xuân. Tất cả đã tạo nên một thế giới sinh động, độc đáo và đánh thức những kỷ niệm về một thời đã qua trong mỗi con người yêu Hà Nội nào.

 

HỌA SĨ HỒNG QUANG

Họa sĩ Hồng Quang là một trong những họa sĩ lão thành tiêu biểu của nền hội họa đương đại Việt Nam. Họa sĩ Hồng Quang có nhiều cảm hứng với phong cảnh thiên nhiên, thường tìm về những khung cảnh có chiều sâu với bút pháp tinh tế và điệu đà bậc nhất. Đặc biệt, họa sĩ luôn tìm tòi khám phá vẻ đẹp đa chiều và nhiều góc cạnh ở những con phố Hà Nội.

Họa sĩ Hồng Quang tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Hà Nội, khoa sơn mài. Họa sĩ từng có thời gian làm việc và công tác tại Phòng thiết kế Mỹ thuật viện Bảo tàng Hồ Chí Minh. Họa sĩ Hồng Quang còn là một họa sĩ cách mạng, có thời gian ông tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, mặt trận Vị Xuyên, Hà Tuyên. Ông từng làm vị trí phóng viên cho chiến trường tờ báo Điểm tựa – sư đoàn Bộ binh 316. Quãng thời gian tham gia chiến đấu đem lại cho họa sĩ nhiều trải nghiệm và vốn sống phong phú, quý giá cho công việc vẽ tranh và sáng tạo nghệ thuật. Họa sĩ Hồng Quang từng đạt Giải nhất triển lãm nói về huấn luyện và chiến đấu F316 toàn quân khu 2.

Hiện nay, họa sĩ Hồng Quang còn là cộng tác viên với văn phòng Chủ tịch nước.

HỌA SĨ LÊ ĐẠT

Họa sĩ Lê Đạt là một gương mặt mới, trẻ của làng hội họa Việt Nam. Anh có phong cách hội họa độc đáo, sáng tạo. Anh theo đuổi trường phái biểu hiện tượng trưng, với việc sáng tạo và vẽ tranh với những chất liệu đổi mới như rơm, bạc lá, vàng lá. Tranh của Lê Đạt biểu đạt phương thức mới dựa trên những đề tài không mới.

Năm 2011 – 2014: Anh tham gia triển lãm Câu lạc bộ Nghệ sĩ trẻ Hà Nội 2013 và triển lãm festival trẻ toàn quốc.

Năm 2014: Họa sĩ tham gia triển lãm quốc tế  tại Malaysia.

Năm 2015: Họa sĩ tham gia triển lãm toàn quốc.

Năm 2016: Họa sĩ tham gia triển lãm tại 5 quốc gia tại Lào.

Năm 2014: Họa sĩ tham gia triển lãm nhóm “Ngã ba” tại Mai Gallery.

Năm 2017: Họa sĩ tham gia triển lãm tại Thái Lan.

Năm 2020: Anh ghi dấu với triển lãm toàn quốc.

HỌA SĨ TRƯƠNG ĐÌNH DUNG

Họa sĩ Trương Đình Dung sinh năm 1975. Anh tốt nghiệp trường Đại học Nghệ thuật Huế năm 1998. Năm 2013, anh tốt nghiệp Thạc sĩ tại trường Đại học Cát Lâm, Trung Quốc năm 2013.

Năm 2005, anh là Hội viên Hội văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị.

Năm 2015, anh là Hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam.

 

Các tác phẩm tiêu biểu của anh bao gồm:

Giai điệu Bru – Văn Kiều – Sơn dầu (100x100cm) năm 2005.

Hồn núi – Sơn dầu (130x130cm) năm 2007.

Hơi thở đô thị - Sơn dầu (120x120cm) năm 2009.

Cái chết trắng – Sơn dầu (90x90cm) năm 2010.

Cái gọi là đô thị hóa – Sơn dầu ( 100x140cm) năm 2013.

Cùng bám biển – Lụa (80x160cm) năm 2014.

Ký ức làng hầm – Acrylic (100x200cm) năm 2016.

Tây Sơn huyền thoại – Sơn dầu (120x140cm) năm 2017.

Lòng đất sinh tồn – Acrylic (100x140cm) năm 2018.

Câu chuyện của rừng – Acrylic (150x150cm) năm 2019.

Các giải thưởng của họa sĩ:

Giải B – Giải thưởng Triển lãm Mỹ thuật Khu vực IV (Bắc miền Trung) năm 2018.

Giải thưởng Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị: Giải Khuyến khích các năm 2005, 2007, 2014, Giải C (2009); Giải thưởng Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị về đề tài “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” (Giải B năm 2015; Giải A năm 2019).

Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc

Triển lãm khu vực

Triển lãm quốc tế Thái Lan

Triển lãm quốc tế Trung Quốc

Thành công vang dội với nhiều tác phẩm sơn dầu và sơn mài, họa sĩ Trương Đình Dung đã sớm khẳng định tên tuổi của mình. Tuy nhiên bước ngoặt quan trọng là anh rẽ hướng sang các chất liệu dân gian như giấy dó, giấy giang, anh càng thể hiện sự chín muồi hơn qua từng nội dung, mảng  màu, nét vẽ. Những câu chuyện anh kể không còn là riêng lẻ, mà còn như chứa đựng cả thanh âm tạo thành một bản nhạc. Những mảng màu trầm ấm, mượt mà được họa sĩ thể hiện sinh động trên nền giấy giang, giấy dó, dẫn người xem đến những khoảnh khắc chân thực, bình dị. Tuy mỗi tác phẩm chỉ thể hiện một góc nhỏ nhưng thu hút mạnh mẽ và đưa người xem đến những cung bậc xúc cảm đến nao lòng.

 

Mua ngay / Buy now