Trưng bày online seri 1010 tượng trâu Lạc Việt sơn mài của họa sĩ – nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát

Trưng bày online seri 1010 tượng trâu Lạc Việt sơn mài của họa sĩ – nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát

00:00

Ngày 19 Tháng 6 Năm 2021

Sự kiện , Online, Hà Nội

Liên hệ bộ phận chăm sóc khách hàng

Email: ticketgo.vn@gmail.com

vui lòng gọi: 08.999.80.818 - 0243.788.00.99

GIỚI THIỆU VỀ SỰ KIỆN

TRIỂN LÃM ONLINE SERI 1010 TƯỢNG TRÂU LẠC VIỆT

CHẤT LIỆU SƠN MÀI TRÊN GỖ MÍT CỦA HỌA SĨ - NGHỆ NHÂN NGUYỄN TẤN PHÁT

  

Họa sĩ Nguyễn Tấn Phát có tuổi thơ gắn liền với xứ Đoài, người nghệ sĩ này mang trong mình niềm đam mê hội họa từ nhỏ. Anh tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Công nghiệp khoa sơn mài. Anh đi sâu vào mảng hội họa chân dung, vẽ ý niệm, tự sự, và quan tâm đến nội tâm nhân vật. Nguyễn Tấn Phát không vẽ những gì mà anh nhìn thấy, mà vẽ những điều mà anh cảm thấy. Những chân dung trong tranh Nguyễn Tấn Phát vì vậy mà có chiều sâu nội tâm, có sự ám ảnh đối với người xem, tràn đầy cảm xúc và chứa đựng khá nhiều triết luận.

Tác phẩm chân dung tượng Phật tĩnh tâm

của nghệ sĩ sơn mài Nguyễn Tấn Phát

 Ngoài ra tên tuổi của Nguyễn Tấn Phát những năm gần đây còn gắn liền với nhiều linh vật ngộ nghĩnh, sống động. Mỗi dịp Tết đến xuân về, xưởng nghệ thuật của họa sĩ – nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát gần làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội luôn nhộn nhịp những tiếng cóc cách đục đẽo vang lên trong gian nhà cũ... Những năm gần đây, tên tuổi của họa sĩ Nguyễn Tấn Phát gắn liền với những linh vật tượng trưng của mỗi năm. Mỗi dịp Tết đến, anh lại làm tượng của con giáp tượng trưng cho năm đó.

Chân dung họa sĩ - nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát

bên đàn trâu đón tết Tân Sửu 2021

Đối với người Việt Nam nói riêng và người phương Đông nói chung, linh vật bao gồm 12 con giáp tượng trưng cho 12 tính cách và đặc trưng rất riêng, nó gắn liền với tín ngưỡng tâm linh của người Á Đông. Đây cũng là cảm hứng để nghệ nhân – họa sĩ Nguyễn Tấn Phát cứ gần dịp Tết Nguyên Đán lại cho ra đời những sản phẩm tượng con vật với bàn tay khéo léo và khối óc giàu cảm xúc, anh đã hiến dâng cho đời những sản phẩm tượng độc đáo, tinh xảo, giàu truyền thống văn hóa.

Họa sĩ Nguyễn Tấn Phát tại xưởng mỹ thuật của chính mình

Chất liệu mà anh sử dụng là sơn mài trên gỗ mít. Năm nay, nhân dịp Tết cổ truyền sắp đến gần, Nguyễn Tấn Phát đã sáng tạo ra 1010 tượng trâu được trưng bày tại làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây để đón Tết Tân Sửu. Điểm đặc biệt, là 1010 con trâu này không có con nào giống con nào, mỗi tượng trâu đều có những đặc trưng khác nhau. Đàn trâu của anh có những chú trâu đen trũi với đôi sừng to khỏe góc cạnh, bên cạnh đó độc đáo là nghệ nhân Phát sáng tạo thêm những chú trâu với sắc đỏ son, lưng cong lên tượng trưng cho mái vòm của cổng làng, mái nhà, mái đình và còn được hóa rồng. Qua hoa văn cổ, những chú trâu trở nên có hồn cốt hơn bao giờ hết.

Hồn cốt dân tộc qua những chú trâu Lạc Việt

Nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát cho biết, ý tưởng làm seri 1010 tượng trâu sơn mài xuất phát từ tác phẩm “Trâu hoa Lạc Việt” do anh sáng tạo và đạt giải cao nhất nhóm sơn mài trong cuộc thi thiết kế thủ công mỹ nghệ năm 2020. Mất gần 1 năm miệt mài, họa sĩ đã lên ý tưởng, thiết kế cho từng tượng trâu bao gồm 1010 con để kỷ niệm 1010 năm Thăng Long – Hà Nội và năm mới Tân Sửu 2021. Từ những khúc gỗ chơ vơ ở góc vườn, Nguyễn Tấn Phát đã biến hình thành những chú trâu phủ sơn mài, dát vàng, bạc, quét màu lên và khảm trai, trang trí hoa văn tỉ mỉ, với bề ngoài giàu truyền thống văn hóa dân tộc, tinh tế và rất độc đáo.

Từ những khúc gỗ chơ vơ ở góc vườn, Nguyễn Tấn Phát

đã biến hình thành những chú trâu độc đáo, không con nào giống con nào

Việt Nam vốn là đất nước có truyền thống lúa nước, “con trâu là đầu cơ nghiệp” vốn gắn bó mật thiết với đời sống nông nghiệp bao đời nay của người Việt. Hình ảnh trâu còn tượng trưng cho mùa màng bội thu, cuộc sống đầy đủ, no ấm. Sinh ra và lớn lên ở vùng thôn quê Sơn Tây (Hà Nội), cách làng cổ Đường Lâm 3 km nên họa sĩ Nguyễn Tấn Phát có tình cảm mật thiết với làng quê Việt Nam, đặc biệt là hình ảnh con trâu.


Họa sĩ - Nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát tốt nghiệp

khoa sơn mài - Đại học Công nghiệp Hà Nội

Từ nhỏ, anh đã được theo ông nội đi vẽ tượng, học tượng ở đền chùa nên chất truyền thống và niềm đam mê, yêu mến văn hóa cổ truyền đã ăn sâu vào con người anh, đặc biệt là ở chất liệu sơn mài. Họa sĩ Phát từng sáng tác trên nhiều chất liệu khác nhau như tranh sơn dầu, tranh bột màu để trải nghiệm nhưng cuối cùng, anh vẫn chỉ tìm thấy chính mình ở sơn mài. Ngoài chất liệu sơn bề mặt, nó còn có chất keo được lưu truyền từ đời này đến đời khác. Với sơn mài, nó thuần Việt nhất trong những vật liệu mà anh từng sáng tác.

Nhìn thoáng qua, đàn trâu của anh như được làm bằng đất nung. Tuy nhiên tất cả trâu được làm từ gỗ mít, đây là một chất liệu truyền thống để làm sơn mài rất thân thiện với người dùng.

Bằng tâm huyết và đam mê với văn hóa dân tộc, nghệ nhân – họa sĩ Nguyễn Tấn Phát xứng đáng là một trong những tấm gương nghệ sĩ tiêu biểu, đáng được vinh danh năm 2020 của mỹ thuật Việt Nam đương đại. Với những đóng góp và cống hiến to lớn của mình cho văn hóa dân tộc, anh Nguyễn Tấn Phát đã ghi dấu trong lòng công chúng.

Từ năm 2010 đến nay, anh liên tục được nhận những giải thưởng uy tín của Hà Nội và nhiều địa phương khác, như giải Nhất cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2014, 2019... Anh đã đóng góp lớn cho việc truyền nghề, truyền lửa đam mê cho các họa sĩ trẻ trên quê hương cũng như phát triển doanh nghiệp để mang lại việc làm cho lao động địa phương. Năm 2017, ở tuổi 34, anh vinh dự được UBND thành phố Hà Nội phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Hà Nội”.

1010 tượng trâu được sáng tạo nhằm hướng đến dịp kỷ niệm đại lễ 1010 năm Thăng Long - Hà Nội và Tết Tân Sửu 2021

20 năm theo đuổi chất liệu sơn mài, Nguyễn Tấn Phát vẫn đam mê như ngày đầu, vẫn khao khát được sáng tạo để làm phong phú cho nền thủ công mỹ nghệ nước nhà. Họa sĩ Nguyễn Tấn Phát là một nghệ nhân đặc biệt của nền mỹ thuật Việt Nam, bởi tài năng quá đỗi đặc biệt và phi thường qua những cống hiến lớn lao của anh đối với hội họa Việt là không thể đo đếm được. Là người con sinh ra và lớn lên ở vùng đất nhân kiệt Sơn Tây, tôn chỉ sáng tác của anh chính là câu nói nổi tiếng của Gustav Mahler: “Truyền thống không là sùng bái đống tro tàn, mà phải duy trì ngọn lửa”.

Công anh chăm nghé đã lâu

Bây giờ nghé đã thành trâu, một đàn...

Trâu như một biểu tượng đầu tiên khi mọi người đến với làng

Tác phẩm Trâu hóa rồng trong seri 1010 tượng trâu trưng bày tại

Làng cổ Đường Lâm do nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát - Quán quân cuộc thi thiết kế thủ công Việt Nam 2020 nhóm sơn mài

Trâu là linh vật của người nông dân và được thần thánh hóa vi diệu qua con mắt của người nghệ sĩ tài ba (trâu hóa rồng)

Hiện tại, anh đã làm được hơn 400 con trâu, với mục tiêu 1010 con,

anh sẽ tiếp tục hành trình với khoảng 600 chú trâu nữa

Các bước làm tượng trâu rất cầu kỳ và không hề đơn giản. Để hoàn thành một tượng trâu, họa sĩ phải trải qua hàng chục bước. Đầu tiên nghệ sĩ cần lên ý tưởng và phác họa hình tượng trên giấy, sau đó chính tay họa sĩ đục đẽo thành dáng trên chất liệu gỗ, phủ nhiều lớp sơn, đánh bóng, khảm trai và tạo phần hồn cho con vật.

Một điểm đặc biệt nữa trong những bức tượng trâu của anh là họa sĩ còn sử dụng nhiều chất liệu độc đáo khác, sẵn có trong tự nhiên. Anh đã kết hợp hài hòa, sử dụng mỹ thuật hiện đại vào những sản phẩm thủ công mỹ nghệ sơn mài dân tộc, đặc biệt sử dụng chất liệu khảm như vỏ trứng, vỏ trai nhằ, lưu giữ nét đẹp truyền thống của dân tộc và thân thiện với môi trường. Họa sĩ Phát cho biết, đây là yếu tố ghi điểm rất tốt đối với khách hàng, đặc biệt là du khách nước ngoài.



Tác phẩm: Trâu lạc Việt – Tượng được trưng bày trong seri 1010 tượng trâu tại làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội – Chào đón kỷ niệm 1010 năm Thăng Long – Hà Nội và Tết Tân Sửu 2021

Chất liệu: Sơn mài trên gỗ mít

Kích thước: 25x35cm

Tác giả: Họa sĩ –  Nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát – Quán quân cuộc thi thiết kế thủ công Việt Nam 2020 nhóm sơn mài

Tượng 1: Trâu Lạc Việt dát vàng

Tình trạng: Còn hàng

Giá: 3 triệu



 Tượng 2: Trâu Lạc Việt khảm trai

Tình trạng: Còn hàng

Giá: 3 triệu

 

 Quý khách vui lòng xem hướng dẫn mua tranh, tượng và các sản phẩm mỹ thuật tại đường link

https://ticketgo.vn/event/huong-dan-mua-tranh-noi-dia-va-ra-nuoc-ngoai

# vietnam # vietnam fine arts # vietnam arts # viet arts # fine arts # lacquer statues # woods # artist nguyen tan phat # buffalo statues # tet new buffalo

THÔNG TIN ĐƠN VỊ TỔ CHỨC

Họa sĩ Nguyễn Tấn Phát

Họa sĩ Nguyễn Tấn Phát

Tiểu sử 
Nguyễn Tấn Phát thuộc thế hệ 8X, quê  làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây,  Nội.  
Sinh ra và lớn lên trên vùng đất địa linh nhân kiệt Sơn Tây (Hà Nội), từ nhỏ Nguyễn 
Tấn Phát đã đam  hội họa. Học hết phổ thông, họa  Phát thi đỗ vào Trường Đại 
học Mỹ thuật công nghiệp, chuyên ngành sơn mài. Tốt nghiệp đại học, anh mở doanh 
nghiệp  nhân  thị  Sơn Tây, chuyên làm tranh, đồ gia dụng, đồ trang sức khảm 
trai, sơn mài. Anh vừa  nghệ nhân với những sáng tạo trong lĩnh vực các sản phẩm 
mỹ thuật ứng dụng, anh cũng được coi  nghệ   họa  với những tác phẩm điêu 
khắc  hội họa.  
Nghệ nhân trẻ Nguyễn Tấn Phát  đôi tay khéo léo cùng đam  tìm hiểu nghệ thuật 
truyền thống. Ngay từ khi còn học tại Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp  Nội, 
chuyên ngành sơn mài, anh đã làm việc tại các cửa hàng trang sức, đồ thủ công mỹ 
nghệ  khu phố cổ của  Nội để hiểu sâu hơn về nghề. Tốt nghiệp đại học, anh mở 
doanh nghiệp  nhân  thị  Sơn Tây, chuyên làm tranh, đồ gia dụng, đồ trang sức 
khảm trai, sơn mài. Với niềm đam  bất tận, sự kiên nhẫn học hỏi  khả năng nắm 
bắt xu hướng thị trường nhanh nhạy, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát đã tạo ra những sản 
phẩm độc đáo  giá trị kinh tế cao, rất khác biệt so với các sản phẩm sơn mài trên thị 
trường.  lĩnh vực nào, họa  Nguyễn Tấn Phát cũng  dấu ấn riêng với nhiều giải 
thưởng uy tín như 2 lần giải nhất  thiết kế mẫu thủ công mỹ nghệ  Nội (2014, 
2019), Giải khuyến khích Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc 2019, chung kết triển lãm 
Dogma 2019... 
Họa sĩ, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát  một người yêu văn hóa truyền thống. Bằng 
tâm huyết  đam mê, anh đã ghi dấu trong lòng công chúng bằng nhiều tác phẩm 
nghệ thuật sơn mài độc đáo, giàu giá trị  bản sắc Việt. 
Các giải thưởng 
Tại Lễ trao tặng danh hiệu “Nghệ nhân  Nội” năm 2017 do Sở Công Thương tổ 
chức đầu tháng 2/2018, anh Nguyễn Tấn Phát  nghệ nhân trẻ tuổi nhất được vinh 
danh. Chỉ mới 36 tuổi đời, hơn 10 năm tuổi nghề, nhưng nghệ nhân trẻ này liên tục 
được nhận những giải thưởng thiết kế sản phẩm thủ công mỹ nghệ, quà tặng của  
Nội, như: “Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp TP.  Nội” năm 2011, 
giải nhất Cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ  Nội năm 2014. 
Từ năm 2010 đến nay, anh liên tục được nhận những giải thưởng uy tín của  Nội  
nhiều địa phương khác, như giải Nhất cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ 
nghệ  Nội năm 2014, 2019... Anh đã đóng góp lớn cho việc truyền nghề, truyền lửa 
đam  cho các họa  trẻ trên quê hương cũng như phát triển doanh nghiệp để mang 
lại việc làm cho lao động địa phương. Năm 2017,  tuổi 34, anh vinh dự được UBND 
thành phố  Nội phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân  Nội”. 
Năm 2020, anh  quán quân cuộc thi thiết kế thủ công Việt Nam 2020 nhóm sơn mài . 
 
Phong cách nghệ thuật 
Anh đã kết hợp hài hòa, sử dụng mỹ thuật hiện đại vào những sản phẩm thủ công 
mỹ nghệ sơn mài dân tộc, đặc biệt sử dụng chất liệu khảm như vỏ trứng, vỏ trai 
nhằm giữ nét đẹp truyền thống  thân thiện với môi trường. “Đây  yếu tố ghi 
điểm rất tốt đối với người tiêu dùng, nhất  người tiêu dùng nước ngoài”, Nguyễn 
Tấn Phát chia sẻ. 
Không chỉ tập trung làm các mặt hàng có tính chất nhanh, nhiều, bình dân để lấy 
ngắn nuôi dài, Nguyễn Tấn Phát vẫn có những tác phẩm có tính độc đáo, giàu tính 
nghệ thuật. Anh tâm niệm, nghệ thuật phải để phục vụ cuộc sống, phải để công 
chúng thưởng thức, thụ hưởng. “Chỉ  những người yêu nghệ thuật hết lòng, sẵn 
sàng đánh đổi nhiều thứ để kiên định với lựa chọn ban đầu của mình mới đi lâu dài 
trên con đường vốn nhiều thử thách này”, Nguyễn Tấn Phát khẳng định. 
Phát quyết định ứng dụng sơn mài lên vỏ dừa, vỏ gỗ... tạo ra những đồ trang sức như 
vòng tay, vòng cổ, khuyên tai... mang dấu ấn riêng của mình. Phát chọn gỗ làm chất 
liệu chính  nguyên liệu truyền thống sơn mài  cốt gỗ, độ bám của sơn lên gỗ tốt, 
gỗ  chất liệu thân thiện với người Việt. 
Cái hay của họa  Phát  những sản phẩm họa  làm ra rất gần gũi với người dùng 
 mang nhiều tiện ích. Con ngựa, con chó, con mèo... mang vẻ ngoài rất đáng yêu, 
không chỉ  vật trang trí,   hộp để đồ luôn. Còn nỗi niềm thẳm sâu, những câu 
chuyện về số phận con người, Phát “gửi” vào những bức tranh trừu tượng  bán trừu 
tượng. Họa  Phát nhấn mạnh: Quan trọng   duy, nếu biết kết hợp ý tưởng  chất 
liệu thì họa   thể sống được bằng nghề.