Tranh Hàng Trống là một trong ba dòng tranh dân gian tiêu biểu nhất của Việt Nam: tranh điệp Đông Hồ (Hà Bắc) Tranh Hàng Trống (Hà Nội) Tranh đỏ Kim Hoàng (Hà Tây). Hàng Trống cũng là một trung tâm làm tranh lớn thứ hai ở Việt Nam, sau làng tranh Đông Hồ.
Tranh Hàng Trống cũng góp phần quan trọng vào tiến trình phát triển nghề làm tranh dân gian, làm cho nghề làm tranh truyền thống Việt Nam trở nên phồn thịnh một thời. Những sản phẩm nghệ thuật đặc sắc của dòng tranh Hàng Trống, cũng như tranh Đông Hồ và kể cả tranh của cả dòng tranh Kim Hoàng nữa, từ lâu đã rất nổi tiếng không chỉ ở trong nước, mà còn ở rất nhiều nước trên thế giới.
- Tranh Hàng Trống sử dụng kỹ thuật nửa in nửa vẽ, tranh chỉ in ván nét lấy hình, còn màu là thuốc nước. Tranh được tô bằng bút lông mềm rộng bản, một nửa ngọn bút chấm màu, còn nửa ngọn bút kia chấm nước lã, tô tranh theo kỹ thuật vờn màu.
- Tranh hàng Trống chỉ có một bản đen đầu tiên, sau khi in thì tranh được tô màu lại bằng tay. Từ các bản khắc gốc, những bức tranh đã được in ra, bằng mực Tàu mài nguyên chất. Sau đó là công đoạn bồi giấy. Tùy thuộc vào từng loại tranh cụ thể mà có tranh chỉ bồi một lớp, có tranh lại phải bồi đến 2 hay 3 lớp giấy. Khi hồ đã khô thì mới có thể vẽ màu lại. Có khi phải mất đến 3, 4 ngày mới hoàn thành một bức tranh.
- Tranh hàng Trống được in trên giấy dó bồi dày hay giấy báo khổ rộng. Có những tranh bộ khổ to và dài, thường bồi dày, hai đầu trên dưới lồng suốt trục để tiện treo, phù hợp với kiểu kiến trúc nhà cao, cửa rộng nơi thành thị.
- Ván khắc được làm bằng gỗ lồng mực hoặc gỗ thị. Mực in truyền thống dùng bằng những chất liệu dân dã nhưng cầu kỳ và tinh xảo trong chế tác.
Tranh Hàng Trống 4 mùa của nghệ nhân Lê Đình Nghiên
- Tranh hàng Trống thường dùng các gam màu chủ yếu là lam, hồng đôi khi có thêm lục, đỏ, da cam, vàng... Tỷ lệ được tạo không hề đúng với công thức chuẩn mà chỉ để cho thật thuận mắt và ưa nhìn.
- Tranh Hàng Trống được tô màu bằng bút lông và phẩm nhuộm nên màu sắc đậm đà hơn tranh Đông Hồ.
- Đề tài của tranh rất phong phú nhưng chủ yếu là tranh thờ như: Hương chủ, Ngũ hổ, Độc hổ, Sơn trang, Ông Hoàng Ba, Ông Hoàng Bảy... Ngoài ra cũng có những bức tranh chơi như các bộ Tứ Bình (4 bức) hoặc Nhị bình (2 bức). Tứ bình thì có thể là tranh Tố nữ, Tứ dân (ngư, tiều, canh, mục) hoặc Tứ quý (Bốn mùa).
- Tranh Hàng Trống có kỹ thuật và phong cách khác biệt so với Tranh Đông Hồ trên đất Kinh Bắc . Nếu như ở Tranh Đông Hồ, in viền nét và in màu đều dùng bản khắc gỗ thì đối với Tranh Hàng Trống chỉ dùng kỹ thuật in tranh với ván khắc gỗ in nét tranh trên chất liệu giấy dó… Do cách tô màu bằng tay (vờn màu bằng tay, nét cản) của tranh Hàng Trống có đặc điểm ở mỗi tờ tranh đều có nét sáng tạo riêng.
Đến với sự kiện: workshop in và làm màu tranh Hàng Trống, bạn sẽ được gì ?
+ Giới thiệu về nội dung và nghề tranh Hàng Trống
+ Tìm hiểu về các kỹ thuật in và làm màu căn bản của tranh Hàng Trống
+ Thực hành các công đoạn in và tự tay phối màu trên tranh đã tự tay in nét
-Tất cả các bạn từ 10 tuổi trở lên đều có thể tham gia. Workshop có nhận khách nước ngoài ( có người phiên dịch)
- Đăng ký mua vé: Tại đây
GIU Social Enterprise (Giu.vn) offers international travelers the opportunity to experience authentic Vietnamese tradition and the chance for locals to reconnect with their own culture. Through a variety of interactive workshops and events, we seek to demonstrate the beauty of Vietnamese art, culture, and history and the benefits it can have for the younger generation. Our tours, craft workshops, and community engagement events seek to foster inclusion to those visiting Vietnam and instill a renewed pride for locals who have lost intimate connection with their traditional values.