Workshop: In và làm màu tranh Kim Hoàng

Workshop: In và làm màu tranh Kim Hoàng

14:00

Ngày 07 Tháng 1 Năm 2018

Văn phòng Giữ, 32 Ngõ Hàng Bột, Hà Nội

Liên hệ bộ phận chăm sóc khách hàng

Email: ticketgo.vn@gmail.com

vui lòng gọi: 08.999.80.818 - 0243.788.00.99

GIỚI THIỆU VỀ SỰ KIỆN

Cùng với tranh dân gian Hàng Trống và Đông Hồ, tranh Kim Hoàng được biết đến là một trong 3 dòng tranh dân gian nổi tiếng của miền Bắc. Gắn với nhu cầu đời sống tinh thần và tín ngưỡng của người dân, tranh Kim Hoàng phát triển hưng thịnh vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 nhưng đến năm 1945 thì không còn sản xuất và hiện nay đã bị thất truyền. . Tâm huyết với dòng tranh dân gian nức tiếng một thời, một số họa sĩ, nhà sưu tầm cá nhân ở Hà Nội như họa sĩ Nguyễn Đức Hòa, họa sĩ Trần Nguyên Đán, nhà sưu tập Nguyễn Thị Thu Hòa - Giám đốc Bảo tàng Gốm sứ tư nhân Hà Nội, đang triển khai khôi phục lại.

Bạn quan tâm đến giá trị văn hóa dân gian đặc sắc của dân tộc?, đam mê với các sản phẩm làng nghề truyền thống, và đặc biệt thích những công việc thủ công tỉ mẩn? Và hơn hết bạn muốn chung tay góp chút sức mình vào việc hồi sinh một làng nghề tranh truyền thống của mảnh đất Thăng Long – Hà Nội?

Hãy đến với workshop in và làm màu tranh Kim Hoàng, bạn sẽ:

+ Được tìm hiều rõ hơn về lịch sử của nghề tranh Kim Hoàng

+ Được tìm hiểu về các kỹ thuật in và làm màu căn bản của tranh Kim Hoàng

+ Được tự tay thực hành các công đoạn in và phối màu trên tranh đã tự tay in nét

AI CÓ THỂ THAM GIA?

+ Tất cả khách hàng từ 10 tuổi trở lên đều có thể tham gia. Workshop có nhận khách nước ngoài tham gia (có phiên dịch).

Lưu ý: Workshop sẽ được tổ chức khi có tối thiểu 5 người tham gia trở lên. Tối đa 10 người để đảm  bảo hiệu quả cho người học.

Thời gian, địa điểm và chi phí:

Thời gian: 14:00 - 17:00 ngày 07/01/2018

Địa điểm: Văn phòng GIỮ - 32 Ngõ hàng Bột - Hà Nội

Giá vé: 200.000đ/khách

+ 150.000/người - nếu bạn đi theo nhóm từ 03 người trở lên

+ Ưu đãi giảm giá 10% khi thanh toán 7 ngày trước workshop

Giới thiệu sơ nét về tranh Kim Hoàng:

- Tranh dân gian Kim Hoàng hình thành từ nửa sau thế kỷ 18, ở làng Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Thời xưa, tranh Kim Hoàng thường được làm từ tháng 10 đến tháng 12 âm lịch hàng năm để phục vụ nhu cầu chơi tranh Tết của người dân.

- Gắn với đời sống tinh thần và tín ngưỡng của người dân, tranh dân gian Kim Hoàng có đủ loại, từ tranh thờ cúng đến tranh chúc tụng.  Nét độc đáo của dòng tranh này là có nét khắc thanh mảnh, tỷ mỷ, màu sắc tươi sáng. Tranh Kim Hoàng có một đặc điểm riêng mà các dòng tranh dân gian khác không có, đó là những câu thơ Hán tự được viết theo lối chữ thảo trên góc trái bức tranh, vì thế thơ và hình vẽ đã tạo nên một chỉnh thể hài hoà, chặt chẽ.

- Không sử dụng giấy điệp như tranh Đông Hồ hay giấy dó như tranh Hàng Trống mà được in trên nền giấy đỏ, giấy hồng điều hoặc giấy vàng tàu, nên tranh Kim Hoàng còn có tên gọi khác là tranh đỏ.

- Ở tranh Kim Hoàng, các nghệ nhân chỉ sử dụng một bản khắc để in nét đen lên giấy rồi dựa vào đó mà tự do chấm phá màu sắc theo cảm xúc riêng. Do đó, mỗi bức tranh có sự phóng khoáng và diện mạo riêng, dù cùng được in ra từ một bản khắc. Điều này tạo nên giá trị, điểm ưa chuộng nhất của tranh Kim Hoàng

- Lấy đề tài từ cuộc sống làng quê mộc mạc, giản dị, với hình ảnh của hội làng, đi cày, con trâu, con lợn, con gà… chứa đựng trong đó ước vọng về cuộc sống may mắn, hạnh phúc, no đủ, tranh dân gian Kim Hoàng đã có một thời là món ăn tinh thần của người dân xứ Đoài và vùng đồng bằng Bắc bộ. Vì vậy, cùng với tranh dân gian Hàng Trống, việc hồi sinh dòng tranh giấy đỏ Kim Hoàng bị lãng quên cũng đồng nghĩa với khôi phục, bảo tồn các giá trị văn hóa dân gian đặc sắc, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của người dân mảnh đất Thăng Long- Hà Nội.

# làm tranh in hoàng kim # sự kiện năm mới 2018

THÔNG TIN SẢN PHẨM

Vé sự kiện: 200.000 VNĐ

Vé sự kiện ( nhóm 3 người trở lên): 150.000 VNĐ

 

THÔNG TIN ĐƠN VỊ TỔ CHỨC

GIỮ

GIỮ

GIỮ chọn biểu tượng vòng tròn âm dương là logo đại diện hình ảnh vì chúng tôi hiểu quy luật tự nhiên luôn biến đổi và con người cũng thay đổi theo các xu hướng phát triển đa dạng của xã hội. Tuy nhiên, văn hóa truyền thống là gốc rễ của mọi quá trình phát triển, đó là sự kế thừa, đúc kết những tinh hoa của một dân tộc qua lịch sử hàng nghìn năm phát triển. Chúng ta dù đi đâu, làm gì, chúng ta cũng đều tự hào và quay trở về với bản sắc văn hóa dân tộc