Những ai yêu mến dòng "nhạc Đỏ" có lẽ đều không còn cảm thất xa lạ với bộ ba nghệ sĩ Đăng Dương - Trọng Tấn - Việt Hoàn. Lần đầu tiên kết hợp cùng nhau trong ca khúc “Đường chúng ta đi” tại Liên hoan Tiếng hát sinh viên năm 1998, cho đến nay, “tam ca Đỏ” đã đi cùng nhau một chặng đường âm nhạc kéo dài 20 năm. Vậy hãy cùng tìm hiểu chi tiết về tiểu sử, quá trình hoạt động nghệ thuật của bộ ba Đăng Dương - Trọng Tấn - Việt Hoàn qua bài viết dưới đây nhé!!!
>>>Mua vé Liveconcert Đăng Dương - Trọng Tấn - Việt Hoàn : Đường chúng ta đi 2020
>>>Xem thêm: Giải trí với Ticketgo Youtube channel
Tên đầy đủ: Trần Việt Hoàn
Nghệ danh: Việt Hoàn
Năm sinh: 1967
Quê Quán: Thái Bình
Nghệ sĩ ưu tú Việt Hoàn sinh năm 1967, quê ở Thái Bình, gia đình có cả bố và mẹ là nghệ sĩ hát Cải lương.
Năm 18 tuổi, ngay sau khi tốt nghiệp trung học, Việt Hoàn đã đoạt giải nhất cuộc thi đơn ca toàn tỉnh Thái Bình năm 1985.
Năm 1985 Việt Hoàn được tuyển về Đội Văn nghệ Công an TP Hải Phòng. Tại đây, anh giành 2 HCV và 1 HCB trong các kì hội diễn sân khấu và các cuộc thi.
Từ năm 1994 đến 1997, Việt Hoàn chuyển sang công tác tại Đoàn Ca múa Hải Phòng.
Năm 1997, Việt Hoàn thi đỗ hệ đại học Thanh nhạc Nhạc viện Hà Nội, dưới sự dẫn dắt của NSND Lê Dung.
Năm 2001, Việt Hoàn về công tác tại Nhà hát Nhạc nhẹ Việt Nam.
Năm 2006, Việt Hoàn chuyển về công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam. Cũng trong năm này, ca sĩ Việt Hoàn được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú.
Vào tháng 5 năm 2007, anh có quyết định tổ chức lễ vu quy với cô bạn gái xinh đẹp của mình - Diễm Hoa sinh năm 1986 người được mệnh danh là Trương Chi trong nhạc Việt. Được biết hai người quen nhau trong một lần đoàn của anh về biểu diễn tại cơ quan của Diễm Hoa khi đó Diễm Hoa đang làm công tác Đoàn ở một công ty nhà nước; hai người quen từ đó và chính thức kết hôn sau thời điểm yêu nhau.
Tên đầy đủ: Phạm Đăng Dương
Nghệ danh: Đăng Dương
Năm sinh: 1974
Quê quán: Gia Lộc - Hải Dương
Đăng Dương là một ca sĩ nổi tiếng trong dòng nhạc thính phòng và nhạc đỏ. Từ nhỏ Đăng Dương đã bộc lộ sự yêu thích nghiệp ca hát. Tuy nhiên, từ năm 1987 đến 1997 anh lại theo học đàn bầu tại Nhạc viện Hà Nội và trở thành một "cây" đàn bầu của trường. Mãi đến năm 1992, anh mới theo học thanh nhạc song song. Đăng Dương được đánh giá cao vì có một chất giọng khỏe, vang và là một nghệ sĩ tận tình với công việc. Anh cùng với các ca sĩ Trọng Tấn và Việt Hoàn ra mắt khán thính giả lần đầu tiên vào Liên hoan Tiếng hát sinh viên 1998 với bài Đường chúng ta đi (Huy Du) và từ đó bộ ba Đăng Dương - Trọng Tấn - Việt Hoàn nhanh chóng giành được một chỗ đứng vững chắc trong lòng người yêu nhạc.
Năm 2000, anh tốt nghiệp Nhạc viện Hà Nội và trở thành giảng viên dạy nhạc. Khi chương trình Festival Âm nhạc châu Á tại Hàn Quốc được tổ chức tại Trung tâm Văn hóa nghệ thuật Seoul chiều tối ngày 16/10/2005, Đăng Dương cùng với Nghệ sĩ Nhân dân Trà Giang, Nghệ sĩ Nhân dân Thanh Hoa có mặt tại chương trình này. Hiện nay anh là ca sĩ thuộc biên chế của Đài tiếng nói Việt Nam.
Trong khi nhiều đồng nghiệp và bạn bè của Đăng Dương lần lượt những dự án kết hợp với những ca sĩ dòng nhạc đương đại, anh vẫn tiếp tục trung thành với dòng nhạc cổ điển và nhạc cách mạng, những dòng nhạc không thuộc thị hiếu của khán thính giả hiện đại. Anh tự nhận mình "lười" và lý giải rằng không phải ca khúc nào cũng phù hợp với giọng ca của mình cũng nư không phải ca sĩ nào anh cũng có thể kết hợp được. Đăng Dương thừa nhận rằng anh chưa bao giờ thử hát nhạc nhẹ, hoặc nếu có thì cùng lắm là nhạc bán cổ điển. Đối với nhạc truyền thống và nhạc đỏ, anh cũng rất thận trọng trong việc phá cách vì theo Đăng Dương, thể loại nhạc này mang tính chuẩn mực cao và việc làm mới chúng rất khó.
Đăng Dương tự nhận mình là một người khó tính trong âm nhạc, điều này thể hiện rõ trong quá trình biên soạn album Khi nắng mai về khi anh cẩn thận lựa chọn các bài hát, tự tay tìm người phối nhạc cho hợp với phong cách của mình, thậm chí có nhiều bài phải thu đi thu lại nhiều lần. Anh cũng rất nghiêm khắc trong việc đào tạo các học trò của mình. Hiện nay, ca sĩ Đăng Dương làm việc ở Đài tiếng nói Việt Nam.
Đăng Dương lập gia đình với Kim Xuyến, một ca sĩ hát nhạc nhẹ của đoàn Quân khu 2, sau rời đoàn về công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam. Việc rời bỏ nghề hát cũng như môi trường quân đội của đoàn quân khu 2 được đánh giá là một sự hy sinh rất lớn của Kim Xuyến dành cho Đăng Dương. Kim Xuyến cũng giúp đỡ chồng mình rất nhiều trong nghiệp ca hát và trở thành hậu phương lớn cho Đăng Dương. Về phía mình, Đăng Dương rất trân trọng sự hy sinh của vợ và anh cũng được xem là một người chồng rất "chiều" vợ cũng như "biết chiều vợ một cách chân tình".
Tên đầy đủ: Vũ Trọng Tấn
Nghệ danh: Trọng Tấn
Năm sinh: 1976
Quê quán: Quảng Xương, Thanh Hóa
Trọng Tấn sinh năm 1976 là người con xứ Thanh. Anh từng là sinh viên trường học viện âm nhạc Hà Nội. Là một ca sĩ chuyên các dòng nhạc truyền thống như Quan họ, cách mạng, trữ tình..
Ca sĩ Trọng Tấn thường chọn những ca khúc nhạc đỏ của những nhạc sĩ như Huy Du, Hoàng Việt, Phan Huỳnh Điểu v.v. để hát. Không những thế, những bản tình ca lãng mạn về tình yêu mà một số nhạc sĩ đã 'rút ruột nhả tơ cho đời', cũng được anh lặng lẽ đón nhận và chuyển tải nó một cách cảm động đến với công chúng yêu nhạc.
Trọng Tấn đã phát hành một số album như Một Chặng Đường, Rặng Trâm Bầu và album mới nhất Tình Yêu Trên Dòng Sông Quan Họ (năm 2008).