Chiếu phim điện ảnh miễn phí tháng 4 - La La Land - Những Kẻ Mộng Mơ -Phim Oscar 2017

La La Land (Những Kẻ Khờ Mộng Mơ) của đạo diễn Damien Chazelle được giới phê bình điện ảnh đánh giá là đã phác họa thành công cuộc sống của những người trẻ tuổi trước những bước ngoặt của sự nghiệp và tình yêu.

_______________

+ Voucher vé xem phim, bắp nước Lotte Cinema toàn quốc - CHỈ 77K: 

https://ticketgo.vn/event/voucher-ve-xem-phim-bap-nuoc-gia-uu-dai-lotte-cinem-toan-quoc

 

Với bộ phim La La Land (Những Kẻ Khờ Mộng Mơ), một tác phẩm dành được tới 12 đề cử Oscar, đạo diễn Damien Chazelle đã tạo nên một tuyệt tác của không chỉ dòng nhạc kịch nói riêng mà còn là điện ảnh đại chúng nói chung. La La Land, nếu ví không ngoa, là một bức thư tình chân thành nhất của Chazelle đối với điện ảnh Hollywood thời đại cũ trước làn sóng mới của một người cuồng si với môn nghệ thuật thứ bảy, trong đó ông gửi gắm nhiều công sức tạc dựng một trải nghiệm đáng nhớ dành cho khán giả.

Chiếu phim điện ảnh miễn phí tháng 4 - La La Land - Những Kẻ Mộng Mơ -Phim Oscar 2017

* CHIẾU PHIM: LA LA LAND (NHỮNG KẺ KHỜ MỘNG MƠ), OSCAR 2017

1. Thời gian: 19:45 – 21:30 Thứ Bảy, Ngày 16/04/2022

(Thời lượng: 128 Phút, FULL HD, Phụ Đề Tiếng Việt)

2. Địa điểm: Tầng 2, Vincent Le Café - Van Gogh Paintings, Books & Coffee, Số 91 Phố Trần Quốc Toản, Hoàn Kiếm, Hà Nội

(Đường rộng có chỗ để ô tô miễn phí!)

3. Cách thức tham dự: Sự kiện không thu vé.

Phim chiếu phục vụ nhiều quý khách hàng cùng xem. Các quý khách vui lòng gọi đồ uống trước khi xem phim!

4. Giới thiệu phim La La Land - Những Kẻ Khờ Mộng Mơ Oscar 2017:

Từ giây phút đầu tiên trong phân cảnh mọi người trên đường phố Los Angeles nhảy múa ca hát trên điệu nhảy Another Day of Sun, người xem như biết được mình đang chứng kiến một kiệt tác âm nhạc thời hiện đại với sự nhuần nhuyễn ăn ý trong từng điệu nhảy mà các vũ công đã thực hiện xuyên suốt bộ phim.

Những điệu nhảy như lôi cuốn người xem vào một thế giới màu nhiệm Technicolor, của một Los Angeles với những kẻ khờ cùng những giấc mộng người đời cho là viển vông.

Hai nhân vật chính Sebastian và Mia do Ryan Gosling và Emma Stone thủ vai đã làm toát lên cái hồn của bộ phim một cách trọn vẹn. Hai linh hồn lạc lối gặp được nhau như thể là định mệnh. Chàng nghệ sĩ piano phải lòng một cô gái với mong ước trở thành một diễn viên là motif dường như đã quá quen thuộc với bất kỳ ai từng có khoảng thời gian đắm đuối với phim thể loại tình cảm.

Với bộ phim La La Land, motif đã được đạo diễn Chazelle biến tấu một cách tài tình, tạo thành một bộ phim phóng túng về mặt hình ảnh, âm thanh mà lại tô điểm thêm cho cốt truyện có phần vừa đẹp đẽ, vừa ảm đạm.

Ở những giây phút ban đầu phim, Sebastian và Mia đến với nhau bằng những câu bông đùa. Tình yêu đến với cặp đôi nhẹ nhàng như một cơn gió đầu mùa, không hề có sự tính toán nhưng lại như sắp đặt. Dở dở ương ương là thế, càng về sau tình yêu của cả hai lại càng sâu đậm.

Cả hai có những sở thích ngược ngạo và tách biệt với nhau (là hiện thân cho những đam mê của đạo diễn Chazelle): Mia là môt con mọt đích thực đối với điện ảnh, còn Sebastian thì lại hết mình cháy bỏng với nhạc jazz.

Cuộc sống đối với Mia là cảm xúc sâu lắng lãng mạn của hai kẻ si tình nhìn vào mắt nhau dưới ánh đèn sân khấu; đó là những buổi tối lãng mạn đi qua những khu phố thị và các ánh đèn mờ phảng phấp qua tâm hồn lứa đôi. Còn với Sebastian, âm nhạc jazz là tất cả. Những màn trình diễn ứng biến ngẫu hứng đan quyện vào nhau tạo nên kết cấu cho các giai điệu đi vào lòng người.

Tất nhiên, hy vọng của cả hai chỉ là những giấc mơ chóng tàn. Xen lẫn giữa giấc mơ của những người nghệ sĩ là thực tế. Hiện thực là xa cách, là chia ly, là sự hi sinh những giấc mơ viển vông để đạt được đến tiền tài và danh vọng. Hiện thực là cái đã ngăn cách cho tình yêu chớm nở của lứa đôi.

Trong cảnh kết phim, khi Sebastian chơi bản nhạc gắn liền với giai đoạn cặp đôi còn gắn bó (bản nhạc "Mia and Sebastian’s Theme") bên cây đàn piano, một cuộc đời khác được vẽ ra trong trí tưởng tượng của hai người… Nếu cuộc sống đã diễn ra theo cách khác, nếu Mia và Sebastian lấy nhau, bắt đầu một cuộc sống gia đình, thì,…

Giấc mơ đẹp đẽ không bao giờ thành sự thật ấy kết thúc đột ngột khi nốt nhạc cuối cùng vang lên, ảo ảnh chấm dứt, Mia đứng lên và rời khỏi hộp đêm của Sebastian cùng với một người đàn ông khác, người giờ đây là chồng của cô, là cha của con cô. Ở khoảnh khắc kết phim đó, thực tế đổ ập xuống như một chiếc khăn ẩm phủ lên cây nến đang le lói.

Một điều nhắn gửi đẹp đẽ cuối cùng Sebastian muốn gửi tới Mia được anh thể hiện thông qua những phím đàn gói trọn tất cả tình yêu anh dành cho cô sau tất cả những năm tháng đã qua.

Về mảng âm nhạc, các giai điệu nổi bật nhất trong phim La La Land bao gồm City of Stars, What Waste Of A Lovely Night đều gây ấn tượng lớn đối với khán giả. Với gam màu xanh u buồn phảng phất xuyên suốt bộ phim, La La Land là một bộ phim đẹp "cả gỗ lẫn nước sơn". Cách sử dụng màu sắc của phim như gợi lại những ký ức điện ảnh nhạc kịch đối với khán giả Hollywood: Những màu như đỏ đậm, xanh lá rất được chú trọng bởi nhà quay phim Linus Sandgren, phần nào phản ánh được cái giả tạo của một "Los Angeles phồn vinh".

Thật đẹp làm sao tại vùng đất của những kẻ khờ cứ mãi mộng mơ trong một thực tại khắc nghiệt. La La Land là một bức tranh đẹp đẽ ẩn dưới bên đó là nỗi niềm của những số mệnh khắc khổ chật vật tìm kiếm cho mình cái hạnh phúc được tô vẽ trong tiềm thức, bởi một thành phố tràn ngập ánh sao mà chẳng thể soi sáng cho những kẻ đứng giữa ngã rẽ cuộc đời...

Thật quá khó để đánh giá một bộ phim đậm chất nghệ sĩ như La La Land. Cái không khí phim tràn ngập "mùi" cổ điển, như một sự hoài vọng về một cái gì đó đã cũ nhưng còn mãi với thời gian. Như những tác phẩm kinh điển của điện ảnh thế giới như Everyone Says I Love You của Woody Allen, hay Francis One from the Heart của Ford Coppola,… ngày nay vẫn còn âm hưởng, La La Land đủ sức để khiến người xem nhớ mãi đến tận sau này. Cảm giác về một cái nhìn thăm thẳm sâu vời vợi đầy thấu hiểu giữa Mia và Sebastian chắc chắn sẽ còn vương mãi trong đầu óc của người xem như một tiếng vọng đầy âm hưởng giữa chốn xô bồ đầy bất ổn như kinh đô điện ảnh thế giới, rằng ở đâu đó trong thế giới này vẫn còn những người sống chết với thứ đam mê thuần khiết, với giấc mơ về một nghệ thuật đích thực.

Hãy cứ mộng mơ, dù dại khờ! Những kẻ ngốc rồi sẽ phải chết, nhưng những người dại khờ vẫn cứ được yêu.