1. Dùng tay chải tóc
Đầu tiên, xoa hai tay vào nhau 36 lần để làm nóng lòng bàn tay. Sau đó, vuốt từ trán tới đỉnh đầu, ra sau gáy, tới cổ. Thực hiện 10 lần mỗi sáng và tối.
Có rất nhiều huyệt trọng yếu trên đầu bạn. Việc thường xuyên dùng tay chải tóc sẽ giúp ngăn ngừa đau đầu, các vấn đề về tai, tránh tóc bạc sớm và rụng tóc.
2. Thường xuyên đảo mắt
Chuyển động mắt thường xuyên có thể thúc đẩy tuần hoàn máu của mô mắt, tăng cường chức năng của dây thần kinh thị giác, giúp bảo vệ sức khỏe đôi mắt và rất tốt cho người đang bị tật cận thị.
Nhắm mắt lại, sau đó mở ra thật mạnh, đảo tròng mắt theo hình tròn ngược chiều kim đồng hồ, lần lượt sang phải, lên trên, sang trái, đi xuống và tiếp tục lặp lại liên tục 3 vòng như vậy, rồi lặp lại theo chiều kim đồng hồ 3 vòng.
Chuyển động mắt thường xuyên còn có thể làm dịu các dây thần kinh, thúc đẩy sự minh mẫn và năng lượng của não, thúc đẩy sự tương tác giữa não trái và não phải, và tăng cường trí nhớ.
Khi đối mặt với điện thoại di động và sách máy tính trong thời gian dài, mắt bạn thường xuyên sẽ bị nhức là điều không thể tránh khỏi, hãy dành một vài phút đảo mắt, điều này sẽ thực sự giúp giảm đau.
3. Gõ răng
Miệng hơi khép lại, hai hàng răng trên và dưới gõ vào nhau không cần quá nhiều lực, nhưng các răng phải phát ra âm thanh khi gõ vào nhau, thực hiện 36 lần.
Động tác này có thể thông kinh mạch xung quanh vùng hàm, giữ cho tinh thần minh mẫn, tăng cường khả năng hấp thụ của đường tiêu hóa, ngăn ngừa sâu răng và thoái hóa khớp hàm.
Ngoài ra, gõ răng tăng cường vận động cơ mặt, thúc đẩy tuần hoàn máu trên mặt, lâu ngày giúp da mặt săn chắc, hồng hào và sáng bóng.
4. Thường xuyên massage tai
Dùng lòng bàn tay che hai lỗ tai, từ từ ấn vào trong, khi buông ra nên nghe thấy tiếp "phập". Lặp lại 10 lần.
Dùng lòng bàn tay ấn vào tai, lấy ngón trỏ day day huyệt Phong trì ở sau đầu khoảng 10 lần.
Thực hiện hai động tác dưỡng sinh này trước và sau khi đi ngủ mỗi ngày để tăng cường trí nhớ và thính giác.
5. Thường xuyên xoay người
Khi vặn người sang trái thì tay phải ở trước bụng, tay trái ở sau lưng. Tay phải ở trước vỗ nhẹ vào bụng dưới, tay trái ở sau vỗ nhẹ vào huyệt Mệnh môn nằm trên cột sống lưng. Sau đó vặn người theo chiều ngược ngại.
Thực hiện ít nhất 50 lần, nhưng 100 lần sẽ tốt hơn. Vận động tay chân nhịp nhàng cùng cơ thể theo cách này sẽ giúp ruột và dạ dày khỏe hơn, tăng cường khí thận, ngăn ngừa chứng khó tiêu, đau dạ dày và đau thắt lưng.
6. Xoa Bụng
Kiên trì xoa bụng không chỉ có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, cải thiện chứng táo bón mà các bệnh kinh niên trên cơ thể cũng dần biến mất.
Xoa tay 36 lần cho ấm lên, sau khi làm nóng tay thì bắt chéo tay, đặt lên bụng và xoa theo chiều kim đồng hồ quanh rốn với phạm vi to dần. Thực hiện 36 lần. Thực hiện đều đặn hàng ngày bạn có thể vừa đạt eo thon vừa giảm cân, vừa tiêu hóa tốt dạ dày, ngăn ngừa các bệnh về dạ dày, đồng thời có thể xoa dịu thần kinh, giúp ngủ ngon.
7. Thường xuyên xoay đầu gối
Đặt hai bàn chân song song, đầu gối sát vào nhau, người hơi ngồi xổm, dùng hai tay ấn lên đầu gối, lần lượt xoay sang trái và phải. Thực hiện 20 lần. Bài tập này có thể tăng cường sự dẻo dai cho các khớp gối. Muốn dưỡng sinh và kéo dài tuổi thọ, hãy bắt đầu từ đôi chân.
8. Thường xuyên xoa chân
Xoa bàn chân trái bằng tay phải và bàn chân phải bằng tay trái. Xoa từ gót chân lên đến ngón chân, sau đó xoa từ gót chân trở xuống, tổng cộng lặp lại 36 lần. Dùng hai ngón tay thay phiên nhau ấn huyệt Dũng Tuyền dưới lòng bàn chân, lặp lại 100 lần.
Lòng bàn chân là nơi tập trung nhiều huyệt vị, kinh mạch quan trọng nên xoa bóp thường xuyên có thể tăng cường chức năng ngũ tạng, chữa mất ngủ, cân bằng huyết áp, giảm đau nhức đầu.
Người cao tuổi thường xuyên xoa bóp gan bàn chân còn có tác dụng ngăn ngừa tê bì chân tay, yếu vận động, lạnh gan bàn chân.
Tám điểm này rất đơn giản và dễ làm, nếu bạn kiên trì thực hiện mỗi ngày, bạn sẽ cảm thấy thoải mái về thể chất và tinh thần, sức khỏe tốt.
(Nguồn: QQ)